ClockThứ Tư, 16/04/2014 00:05

Háo hức “Phong Hải biển nhớ”

Với những người dân vùng biển, đây là lễ hội đã quá quen thuộc. Tuy nhiên, lần này về với lễ hội, ai cũng có một cảm giác thật lạ, thật khó tả. Bởi đây là lần đầu tiên lễ hội cầu ngư “Phong Hải biển nhớ” vinh dự được chọn là một trong những hoạt động ý nghĩa, nhằm góp phần tạo nên sự phong phú cho Festival Huế 2014.

Cây nhà lá vườn – tiết mục văn nghệ của cư dân vùng biển

Mở đầu cho lễ hội cầu ngư “Phong Hải biển nhớ” chính là lễ tế Tam phủ và chiêu tài Cầu ngư. 5 giờ sáng ngày 15/4, hàng ngàn người dân, trong đó có các bô lão là trưởng làng, trưởng họ cùng đứng ra làm chủ lễ tế trời đất, tế “Cá Ông”, nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, cá tôm đầy lưới. Ông Hoàng Mộc, Hội Chủ làng Hải Nhuận - một lão ngư giàu kinh nghiệm đi biển Phong Hải cho biết: Trải qua bao đời, biển vẫn là người bạn thiên nhiên lớn của những người dân vùng cát trắng này. Hàng năm, trong tất cả các nghi lễ của các làng, nghi thức cúng tế thần Biển vẫn được người dân nơi đây coi trọng nhất. Sau lễ tế là hoạt cảnh “bủa lưới giăng câu”, thể hiện cảnh đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của người dân.

Tái diễn cảnh sản xuất vùng biển

Trời về chiều, cảm giác mát lạnh bởi những luồng gió biển thổi vào. Đây là thời điểm để ngư dân vùng biển Phong Hải cùng nhau thể hiện tài năng của mình qua các phần thi. Hội đua thuyền trên biển, thi bơi lội, thi đan lưới, hội thi bóng chuyền bãi biển… Ông Phan Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hải cho biết: Lễ hội cầu ngư “Phong Hải biển nhớ” năm 2014 được tổ chức trong hai ngày (15 và 16/4), với nhiều hoạt động mang đậm nét truyền thống của cư dân vùng biển. Thông qua các hội thi, càng thắt chặt hơn tình đoàn kết, gắn bó giữa những người đi biển với nhau. Qua đó, thể hiện sức mạnh bám biển của người dân nơi đây.

Cũng tại lễ hội này lần đầu tiên người dân Phong Hải được thưởng thức các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc từ Đoàn Nghệ thuật Raduga đến từ nước Nga. Bà Nguyễn Thị Sâm, thôn Hải Thành phấn khởi: “Đây là lần đầu tiên người dân vùng biển chúng tôi được thưởng thức các tiết mục đến từ nước ngoài. Họ biểu diễn rất hay và rất thân thiện với người dân”.

Bài, ảnh: Anh Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trải nghiệm du lịch chợ quê

Trong khuôn khổ “Lễ hội mùa thu” Festival Huế 2023, Ngày hội “Hương xưa làng cổ” được tổ chức từ ngày 22/7 đến ngày 23/7 tại làng cổ Phước Tích, thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Trải nghiệm du lịch chợ quê
Tỏa sáng ngàn năm văn hóa Việt

“Văn hiến kinh kỳ” chính thức trình làng Festival Huế 2018 đêm diễn đầu tiên vào tối 28/4 tại sân điện Cần Chánh – Đại Nội. 20 giờ “Văn hiến Kinh kỳ” mới chính sáng đèn và lên nhạc nhưng bên dưới sân khấu sân điện Cần Chánh, hơn một ngàn khán giả đã chen kín từ sớm và đón chờ rất trật tự.

Tỏa sáng ngàn năm văn hóa Việt
Khai mạc Festival Huế 2018: Lung linh sắc màu văn hóa

Đúng 20 giờ 20 phút ngày 27/4, chương trình nghệ thuật khai mạc Festival Huế 2018 với chủ đề “Huế! Tỏa sáng miền di sản” chính thức được diễn ra tại Quảng trường Ngọ Môn sau thời gian dài chờ đợi.

Khai mạc Festival Huế 2018 Lung linh sắc màu văn hóa
Trình diễn nghệ thuật của văn hóa tâm linh

Tại Festival Huế năm nay, khán giả được thưởng thức loại hình nghệ thuật độc đáo mang đậm truyền thống trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt qua Liên hoan hát văn, chầu văn toàn quốc.

Trình diễn nghệ thuật của văn hóa tâm linh
“Dạ tiệc Hoàng cung”, quen mà lạ

Tuy không hoành tráng như “Đêm Hoàng cung” ở những kỳ festival trước, nhưng Dạ tiệc Hoàng cung trong kỳ Festival Huế 2018 hứa hẹn là một chương trình hấp dẫn để trải nghiệm văn hóa Huế.

“Dạ tiệc Hoàng cung”, quen mà lạ
Return to top