ClockThứ Ba, 01/05/2018 23:15

Hoa đăng rực sáng dòng Hương cầu quốc thái dân an

TTH.VN - Tối 1/5, tại công viên Dã Viên (TP. Huế), Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ hội hoa đăng “Tỏa sáng niềm tin” - một chương trình xã hội hóa tại Festival Huế 2018 với nhiều tiết mục đặc sắc. Lễ hội kết thúc bằng nghi thức thả hoa đăng trên sông Hương cầu nguyện cho đất nước thanh bình, mưa thuận gió hòa, Nhân dân an cư lạc nghiệp, góp phần tôn vinh giá trị văn hóa Phật giáo ở vùng đất Cố đô.

Festival Huế 2018: Ngập tràn cảm xúc lễ hộiTour đầu Festival Huế 2018: Công chúng hài lòngKhai mạc Festival Huế 2018: Lung linh sắc màu văn hóa

Trang nghiêm tại lễ hội

Đây là một trong những lễ hội chính được chờ đón trong kỳ Festival Huế 2018. Tham dự có các ông: Phan Ngọc Thọ, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Thái Sơn, Trưởng ban Tuyên giáo; Nguyễn Xuân Toàn, Trưởng ban Dân vận…

Mặc dù đến 20h, các hoạt động của lễ hội mới diễn ra, nhưng trước đó, hàng ngàn tăng ni, phật tử và người dân Cố đô Huế đã có mặt dọc các tuyến đường và khu vực sân khấu cầu Dã Viên. Người dân được chứng kiến Lễ an vị, Sái tịnh Đàn Tràng và Lễ cung nghinh “Tuệ Đăng” được rước từ Tổ đình Từ Đàm đến Lễ đài tại công viên Dã Viên - nơi diễn ra các nghi thức chính của lễ hội.  

Trong không gian thơ mộng bên dòng Hương Giang hiền hòa, những bài tán trong kinh Phật được các tăng ni, phật tử cùng niệm thành kính. Bên cạnh những nghi lễ tôn nghiêm của Phật giáo, du khách còn được thưởng thức những tiết mục ca, múa đẹp mắt… Đây là những làn điệu, ca khúc, âm nhạc, kinh tấn kệ tụng với những giai điệu, tiết tấu phù hợp với không gian lễ hội, có nội dung ca ngợi, tôn vinh giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc, đạo pháp và quê hương. Những giai điệu vui nhộn, sâu lắng, mượt mà đi vào lòng người, biểu thị tình cảm hân hoan và sự thành tâm trong ý nghĩa cầu nguyện đất nước thanh bình, mưa thuận gió hòa, vạn sự an lành, tốt đẹp, hạnh phúc.

Điểm nhấn của chương trình là phần biểu diễn nghệ thuật thắp ánh sáng của lễ hội truyền đăng, cử hành nghi lễ cầu nguyện và thả đèn hoa trên sông Hương. Hằng trăm tăng ni, phật tử, quan khách xếp hàng và truyền tay nhau khoảng 5.000 ngọn đèn từ phía lễ đài chính xuống bờ sông Hương. Cùng với đó là 25 thuyền hoa, mỗi thuyền 1.000 hoa đăng được thả suống dòng sông trong thanh tịnh, trang nghiêm, thể hiện sự lung linh, huyền ảo của ánh sáng hoa đăng về đêm. Mỗi ngọn hoa đăng được thả xuống ai cũng muốn gửi vào đó một thông điệp thiện lành để cầu nguyện cho đất nước thanh bình, mưa thuận gió hòa, nhân dân an cư lạc nghiệp và xã hội được hòa bình, tươi đẹp, phồn thịnh.

Đông đảo tăng ni phật tử đến tham dự lễ hội

“Nghi lễ cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhân dân an cư lạc nghiệp, nhà nhà ấm no hạnh phúc hòa quyện biểu diễn nghệ thuật thả hoa đăng được thể hiện qua lễ hội tâm linh này, qua đó lan tỏa niềm tin, lan tỏa chân lý giác ngộ đến với mọi người, là năng lượng làm tốt đời đẹp đạo với nhận thức sáng suốt và hành động thiết thực đúng đắn, cùng nhau xây dựng quê hương tươi đẹp phồn vinh, hướng đến một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời, thiết tha cầu nguyện cho nhân loại trên khắp thế giới tìm về tuệ giác - nơi khơi nguồn và dẫn đạo cho cuộc đời an vui chân thật, bởi nơi nào được thắp sáng bằng tuệ giác, nơi đó có hạnh phúc, có tình thương và hòa bình”- Hòa thượng Thích Huệ Phước, Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cho biết.

Theo ban tổ chức, Lễ hội hoa đăng có truyền thống văn hóa lâu đời của Phật giáo và dân tộc Việt Nam, tôn vinh những giá trị tinh thần, tâm linh và đạo đức. Ánh sáng tượng trưng cho trí tuệ. Ánh sàng rất cần cho mọi sinh hoạt của con người, do vậy ánh sáng của trí tuệ đưa con người thoát khỏi mê lầm. Mỗi ngọn đèn hoa đăng được đốt lên là một tâm niệm thiện lành được thắp sáng. Mỗi ngọn đèn trên tay những người mang niệm thiện lành là ánh sáng từ bi xóa sạch não phiền, lan tỏa niềm an lạc cho mình, tha nhân, muôn vật và môi trường. Tỏa sáng niềm tin là sự trở về cội nguồn dân tộc, bảo vệ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy truyền thống đồng hành cùng dân tộc và hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam, kiến tạo tịnh độ an vui bây giờ tại nhân gian ngay trong đời sống con người và xã hội này.

Clip: Đắc Đức

Ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Trưởng ban tổ chức Festival Huế 2018 cho biết, với lịch sử lâu đời của một trung tâm Phật giáo của cả nước, Huế hiện vẫn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa Phật giáo cần được bảo tồn và phát huy. Nghệ thuật múa của Phật giáo chính là nguồn gốc của múa “Lục cúng hoa đăng” trong cung đình nhà Nguyễn thời xưa. Trình diễn và tôn vinh loại hình nghệ thuật này cũng góp phần tôn vinh di sản phi vật thể của Huế.

Theo ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Ngũ phương Phật, ngũ tri, ngũ sắc, 5 đoàn rước ánh sáng, 5 tiết mục văn nghệ có ý nghĩa biểu trưng tương ứng 5 di sản của Huế: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã Nhạc Cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn kiến trúc Cung đình Huế (2016). Ngoài ra, 25 vị trong mỗi đoàn rước, 25 thuyền hoa, 25 đài hoa trang trí tại công viên cầu Dã Viên có ý nghĩa biểu trưng tương ứng kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế; 15 logo trang hoàng trên đường Lê Lợi từ cầu Trường Tiền đến cầu Ga mang ý nghĩa biểu trưng tương ứng kỷ niệm 15 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

* Những hình ảnh tại lễ hội:

Sông tràn những ước nguyện cầu quốc thái dân an 

Phật tử thả hoa đăng trước và trong buổi lễ

Các tiết mục được dàn dựng công phu, đầu tư trang phục kỹ lưỡng khiến người xem mãn nhãn

Hát múa "Việt Nam gấm hoa" với sự tham gia của các em thiếu nhi

Theo cha mẹ tham gia chương trình, mỗi bé được thả một ngọn hoa đăng 

5.000 ngọn hoa đăng được làm rất công phu, mang theo ước nguyện an lạc, hòa bình...

Suối hoa 

Mỗi chùa thả một màu hoa đăng, lần lượt trụ trì cùng phật tử các chùa, đội múa mang hoa đăng thả xuống sông nguyện cầu

Bài: Thái Bình. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Trang trọng lễ tế đàn Xã Tắc

Rạng sáng 15/3, tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hoà, TP. Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã long trọng tổ chức Lễ tế Xã Tắc năm 2024 nhằm cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.

Trang trọng lễ tế đàn Xã Tắc
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Return to top