Thế giới

Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ được tin tưởng sẽ có kết quả tốt

ClockThứ Tư, 20/04/2022 21:40
TTH - Sau hơn 6 tháng đàm phán, Mỹ và ASEAN cuối cùng cũng nhất trí rằng bộ trưởng các nước sẽ gặp nhau tại Washington DC vào ngày 12-13/5.

Tổng thống Joe Biden dẫn đầu phái đoàn tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-MỹASEAN-Hoa Kỳ sẽ bàn về phương hướng, biện pháp triển khai quan hệ

Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 5. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Hội nghị cấp cao đặc biệt lần thứ hai này diễn ra vào thời điểm quan trọng nhất, giữa bối cảnh xuất hiện những thay đổi mạnh mẽ trên toàn cầu và xung đột lớn ở châu Âu. Do đó, cả hai bên cần gặp nhau sớm và điều chỉnh mối quan hệ giữa Mỹ và ASEAN. Không có thời gian để lãng phí.

Trong bối cảnh thế giới xuất hiện nhiều bất ổn, có thể kể đến như khủng hoảng Myanmar và mới đây là xung đột Nga - Ukraine, ASEAN bày tỏ quan điểm kêu gọi các bên liên quan và cộng đồng quốc tế không mở rộng xung đột và không làm trầm trọng thêm căng thẳng. Hơn nữa, ASEAN cũng nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn hoặc đình chiến ngay lập tức, tiếp tục đối thoại chính trị toàn diện để khắc phục tình hình.

Nhận định về cuộc họp lớn sắp tới, các chuyên gia về quan hệ đối ngoại và luật quốc tế bày tỏ sự lạc quan, bất chấp còn nhiều lo ngại.

Kin Phea, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia mới đây cho biết, hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ diễn ra vào tháng 5 tới sẽ giúp tăng cường hợp tác của tất cả các bên, đặc biệt, hai bên sẽ xây dựng lòng tin lẫn nhau tốt hơn, bền vững và khăng khít hơn để tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác.

Cuộc gặp này sẽ là dấu mốc cho thấy rõ rằng, liệu Mỹ có muốn một mối quan hệ hữu nghị với các nước ASEAN hay không, hoặc ASEAN có muốn hợp tác với Mỹ hay không. Nhìn chung, thái độ của hai bên sẽ được thể hiện trong sự kiện này.

Trong khi đó, phát ngôn viên của chính phủ Campuchia Phay Siphan bày tỏ rằng ông cũng lạc quan về cuộc gặp giữa ASEAN và Mỹ, bởi sẽ có sự tin tưởng và tự tin để hai bên nỗ lực duy trì hòa bình, đồng thời mang lại sự ổn định và thịnh vượng cho khu vực.

Cũng theo phát ngôn viên, sẽ có các cuộc thảo luận về các chủ đề như ứng phó đại dịch COVID-19 và an ninh y tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, hợp tác hàng hải, phát triển nguồn nhân lực và cam kết kinh tế.

Một ý kiến khác đến từ Lao Mong Hay, một nhà phân tích chính trị và là một chuyên gia luật quốc tế mới đây cho hay, hội nghị cấp cao đặc biệt sẽ là một diễn đàn để Mỹ có được cam kết với châu Á hợp tác và tham gia vào chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, cởi mở, cũng như để ASEAN thể hiện sự thống nhất và khẳng định vị thế trung tâm về địa chính trị của khu vực.

Trong một thông tin có liên quan, đây là hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN thứ hai kể từ năm 2016 và là sự kiện có sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo các nước kể từ năm 2017. Tại đây, các đại biểu sẽ cùng nhau trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

Trong cuộc gặp lịch sử này, các nhà lãnh đạo của cả ASEAN và Mỹ sẽ vạch ra hướng đi trong tương lai của quan hệ ASEAN – Mỹ, đồng thời tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược, vì lợi ích chung của nhân dân ASEAN và Mỹ.

Hạnh Nhi

 (Lược dịch từ Bangkok Post & Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Return to top