Thế giới

Hội nghị WEF Davos 2022: Nền kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều mối đe doạ

ClockThứ Tư, 25/05/2022 17:38
TTH.VN - Các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp đang tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2022 trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước nhiều mối đe doạ, thậm chí là nguy cơ suy thoái trên toàn thế giới.

Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới sẽ được tổ chức vào tháng 5/2022Diễn đàn Kinh tế Thế giới hoãn hội nghị thường niên 2022 do lo ngại biến thể OmicronDiễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) sẽ diễn ra tại Davos vào tháng 1/2022

Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2022 đang diễn ra ở Davos, Thụy Sỹ. Ảnh: AFP/diendandoanhnghiep.vn

Hội nghị thường niên WEF năm nay như thường lệ vẫn được tổ chức ở Davos, Thuỵ Sĩ, giữa lúc lạm phát đang tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều năm qua ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh và các nước châu Âu.

Những đợt tăng giá hàng hoá gần đây đã làm xói mòn niềm tin của người tiêu dùng và làm lung lay thị trường tài chính thế giới, khiến các ngân hàng trung ương bao gồm cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải tăng lãi suất.

Trong khi đó, các tác động từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine lên thị trường dầu mỏ và thực phẩm toàn cầu, cùng các đợt phong toả vì COVID-19 ở Trung Quốc càng làm tăng thêm sự mịt mù cho triển vọng toàn cầu.

Trong một cuộc thảo luận của hội đồng WEF, Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck nhận định thế giới hiện đang đối mặt với ít nhất 4 cuộc khủng hoảng đan xen, bao gồm lạm phát cao, khủng hoảng năng lượng, thiếu lương thực, và khủng hoảng khí hậu. “Và chúng ta không thể giải quyết được vấn đề nếu chỉ tập trung vào một trong các cuộc khủng hoảng đó”, Phó Thủ tướng Habeck nhấn mạnh, đồng thời cảnh báo rằng nếu không có vấn đề nào được giải quyết, thế giới có nguy cơ rơi vào một cuộc suy thoái toàn cầu, từ đó ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định toàn cầu.

Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu lần thứ hai trong năm nay, do cuộc xung đột Ukraine và coi lạm phát là “mối nguy rõ ràng và hiện tại” đối với nhiều quốc gia.

Phát biểu tại Davos, Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cho biết chiến tranh, điều kiện tài chính thắt chặt hơn và các cú sốc về giá - đặc biệt là giá thực phẩm - rõ ràng đã phủ bóng đen lên triển vọng toàn cầu những tháng qua, mặc dù vẫn chưa đến mức của một cuộc suy thoái.

Điểm tới hạn

Cũng trong tâm trạng bi quan, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cảnh báo rằng tăng trưởng và lạm phát đang đi ngược chiều nhau, vì sức ép ngày càng tăng từ giá tiêu dùng đang kìm hãm hoạt động kinh tế và làm giảm sức mua của các hộ gia đình.

Theo bà, xung đột ở Ukraine được xem như là “điểm tới hạn” quá trình siêu toàn cầu hóa. Điều này có thể dẫn đến việc chuỗi cung ứng trở nên kém hiệu quả hơn trong một thời gian và tạo ra áp lực chi phí dai dẳng hơn cho nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi.

Tuy nhiên, về cơ bản bà Lagarde vẫn cam kết sẽ tăng lãi suất trong cả tháng 7 và tháng 9 để kìm hãm lạm phát, ngay cả khi chi phí đi vay tăng cao nhất định sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Trong khi sức ép kinh tế từ cuộc khủng hoảng Ukraine đang được cảm nhận rõ ràng nhất ở châu Âu, thì nền kinh tế Mỹ cũng đang đối mặt với sức ép lớn từ lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 3/2022 đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 40 năm là 8,5%. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào đầu tháng này đã phản ứng bằng đợt tăng lãi suất với mức tăng lớn nhất trong 22 năm (0,5 điểm phần trăm). Chủ tịch FED Jerome Powell cũng đã phát đi tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất ở mức tương tự tại ít nhất 2 cuộc họp tiếp theo.

Nhà kinh tế học Jason Furman của Đại học Harvard, người đứng đầu Hội đồng Cố vấn Kinh tế dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, cho biết xác suất cơ bản về một cuộc suy thoái trong mọi năm thường là 15%, nhưng năm nay, ông dự báo xác suất suy thoái cao hơn 15% một chút.

Tuy nhiên, nhìn xa hơn, ông cho rằng FED có thể cần nâng lãi suất cao hơn mức mà hầu hết các quan chức dự báo hiện nay, nhưng có thể là trong 1,5 – 2,5 năm tới.

Với nhận định kinh tế thế giới có lẽ đang đối mặt "phép thử lớn nhất kể từ Thế chiến II", IMF kêu gọi các quan chức chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp có mặt tại WEF thảo luận về việc hạ thấp các rào cản thương mại.

Đáng chú ý, các thị trường mới nổi chủ chốt, bao gồm cả Trung Quốc, vẫn được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong năm nay, dù với tốc độ chậm hơn so với ước tính trước đây.

Ông Marcos Troyjo, chủ tịch Ngân hàng Phát triển Mới (do Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi thành lập) cho biết ngân hàng này vẫn kỳ vọng Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil sẽ “tăng trưởng mạnh mẽ” trong năm nay.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Nền kinh tế toàn cầu năm nay đang trên đà phát triển tốt hơn so với cách đây chỉ cách đây vài tháng nhờ triển vọng lạc quan đối với kinh tế Mỹ, bù đắp cho sự suy yếu của khu vực đồng euro, dự báo mới nhất ngày 5/2 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cảnh báo rằng cuộc xung đột ở Trung Đông đang gây ra mối đe dọa cho tăng trưởng toàn cầu vì sự gián đoạn vận chuyển trên Biển Đỏ có thể làm tăng giá tiêu dùng.

OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024
Hội nghị WEF Davos năm 2024:
Thủ tướng Thái Lan thúc đẩy tầm nhìn “ASEAN liền mạch”

Tạp chí Nikkei Asia ngày 18/1 cho hay, tại Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), sự kiện đang được tổ chức từ ngày 15 - 19/1 ở Davos của Thụy Sĩ, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã đưa ra tầm nhìn biến các quốc gia Đông Nam Á thành một điểm đến duy nhất đối với khách du lịch, tìm cách thu hút sự quan tâm của quốc tế trong khu vực này.

Thủ tướng Thái Lan thúc đẩy tầm nhìn “ASEAN liền mạch”
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, tối 17/1, theo giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF Davos 2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với đại diện các ngân hàng và các quỹ đầu tư tài chính hàng đầu thế giới về tiềm năng và cơ hội đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính Việt Nam
Nền kinh tế toàn cầu năm 2024 có nhiều vấn đề cần theo dõi

Suy thoái, lạm phát đình trệ, khủng hoảng chi phí sinh hoạt, tài chính công bị tổn hại và lãi suất cao hơn là những gì thế giới đã và đang phải đối mặt. 4 năm kể từ khi loại virus chết người COVID-19 lây lan khắp thế giới đã trở thành khoảng thời gian khốn khổ với nền kinh tế toàn cầu.

Nền kinh tế toàn cầu năm 2024 có nhiều vấn đề cần theo dõi
Return to top