ClockThứ Hai, 07/04/2014 05:17

Hội thảo Chiến lược phát triển công nghiệp du thuyền Việt Nam sẽ được tổ chức trong dịp Festival Huế 2014

Hội thảo có sự tham gia của các Bộ, ngành: Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Thông tin Truyền thông; Tổng cục Du lịch, Tổng cục Hải quan; đại diện các tỉnh, thành miền Trung; các doanh nghiệp khai thác cảng biển của các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh; các đơn vị lữ hành của Việt Nam khai thác vận chuyển du lịch quốc tế đường biển.

Hiệp hội du thuyền châu Á (ACA) tham gia hội thảo với khoảng 12 hãng du thuyền thành viên, các tour lữ hành đường biển, các đơn vị vận hành cảng du thuyền và cảng vụ. Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham gia của Tổng cục du lịch Singapore, Tổng cục du lịch Hồng Kông...


Cảng Chân Mây là nơi có thế mạnh để phát triển công nghiệp du thuyền.

Tại hội thảo, ACA sẽ thông tin chung về hoạt động của hiệp hội, đề xuất ý tưởng về các cuộc hành trình du lịch biển đến cảng trung chuyển tại Việt Nam; những tác động về kinh tế và lợi ích khi các du thuyền đến Việt Nam; yêu cầu về cơ sở hạ tầng thiết yếu có thể đáp ứng được các chuyến du ngoạn của các du thuyền khi đến cảng trung chuyển ở Việt Nam. Các bộ, ngành sẽ thông tin về kế hoạch phát triển du lịch trong tương lai của Việt Nam.

Đây là cơ hội cho Thừa Thiên Huế giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh về du lịch du thuyền đến các hãng du thuyền lớn trên thế giới, tăng cường khả năng hợp tác trong công nghiệp du lịch du thuyền quốc tế, nhất là xác định cơ hội hợp tác giữa các cảng biển của Việt Nam, các hãng du thuyền quốc tế, các hãng du lịch và Thừa Thiên Huế; tạo điều kiện cho các hãng du lịch lữ hành trong tỉnh kết nối kinh doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 

Ngoài các buổi hội thảo chính thức, Ban Tổ chức còn bố trí để đoàn đại biểu tham gia khảo sát thực tế các địa điểm được xem là tiềm năng, thế mạnh của Thừa Thiên Huế trong phát triển công nghiệp du thuyền.

Minh Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top