Thế giới

Hơn 1,3 tỷ tấn chất thải nhựa sẽ đổ ra đại dương và đất liền vào năm 2040

ClockThứ Sáu, 24/07/2020 15:36
TTH.VN - Hãng thông tấn CNBC ngày hôm nay (24/7) dẫn lời một nhóm các nhà khoa học cảnh báo, hơn 1,3 tỷ tấn chất thải nhựa sẽ bị thải ra các đại dương và đất liền trên thế giới trong 2 thập kỷ tới.

Indonesia: Báo động tình trạng chuỗi thức ăn bị nhiễm độc do rác thải nhựaHàn Quốc thắt chặt hoạt động nhập khẩu chất thải từ Nhật BảnASEAN: Sử dụng quá nhiều nhựa là một vấn đề nghiêm trọng

Chất thải nhựa ở thủ đô Manila, Philippines. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Nhựa sử dụng một lần đã tăng về sản lượng trong những thập kỷ gần đây, lấp đầy các đại dương và đất liền bằng chất thải và làm quá tải năng lực của các hệ thống quản lý chất thải trên toàn thế giới trong việc xử lý và tái chế nhựa.

Dù nỗ lực toàn cầu nhằm hạn chế tiêu thụ nhựa và ô nhiễm có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm khoảng 80%, và ngay cả khi có một kịch bản tốt nhất của các hành động toàn cầu, khoảng 710 triệu tấn nhựa vẫn sẽ được thải ra môi trường vào năm 2040.

“Lần đầu tiên, cuộc điều tra khoa học này cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về lượng chất thải nhựa đáng kinh ngạc đang được thải ra các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước của thế giới. Bây giờ, chúng ta có một bức tranh rõ ràng hơn nhiều về những nguồn gây ô nhiễm và nơi kết thúc cuối cùng của chúng”, ông Costas Velis, giảng viên tại Đại học Leeds ở Vương quốc Anh, tác giả của nghiên cứu trên cho biết.

Sự gia tăng của nhựa sử dụng một lần, được dự báo sẽ tăng 40% trong thập kỷ tới, đã trở nên "có vấn đề hơn" trong đại dịch COVID-19, khi các quốc gia bỏ qua những sản phẩm tái sử dụng và các đô thị thu hẹp hoạt động tái chế do lo ngại về sức khỏe. Đại dịch cũng làm gián đoạn các hệ thống quản lý chất thải toàn cầu và gây ra sự cắt giảm đáng kể về giá nhựa.

Theo các nhà nghiên cứu, chất thải nhựa được thải ra các đại dương hàng năm được dự báo ​​sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2040, giết chết nhiều sinh vật biển hơn và xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người. Hầu hết bao bì nhựa tổng hợp chỉ được sử dụng một lần và sau đó vứt đi, với nguồn ô nhiễm lớn nhất đến từ rác thải đô thị từ các hộ gia đình.

Ngay cả khi các Chính phủ cam kết giảm rác thải nhựa, trong 2 thập kỷ tới, khoảng 133 triệu tấn nhựa sẽ bị đốt cháy, 77 triệu tấn sẽ bị thải ra đất liền, và 29 triệu tấn sẽ bị thải ra đại dương, các nhà nghiên cứu dự báo.

Một mối quan tâm lớn là mức độ chất thải nhựa được đốt. Trong khi việc đốt cháy hạn chế lượng nhựa bị đổ ra đại dương và biển, quá trình này làm giải phóng những loại khí nhà kính làm ấm lên hành tinh, cũng như các chất gây ung thư độc hại như dioxin, thủy ngân và khí styren gây bất lợi cho sức khỏe của con người và động vật.

“Việc đốt cháy rác thải là một con dao 2 lưỡi. Nó làm giảm lượng nhựa có thể thải ra biển và đất liền, nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề về môi trường khác, bao gồm sự đóng góp đáng kể vào tình trạng nóng lên toàn cầu”, ông Ed Cook, một nhà nghiên cứu tại Đại học Leeds, đồng thời là tác giả của nghiên cứu nhận định.

Cũng theo các nhà nghiên cứu, thu gom rác thải là cách quan trọng nhất để làm giảm ô nhiễm, nhưng không có giải pháp nào để giảm thiểu ô nhiễm nhựa. Báo cáo kêu gọi một sự thay đổi mạnh mẽ đối với chuỗi cung ứng nhựa toàn cầu nhằm kiềm chế nhựa đổ vào môi trường.

Sự kết hợp giữa cắt giảm sản lượng và tiêu thụ nhựa, thay thế nhựa bằng giấy hoặc các sản phẩm có thể phân hủy, tạo ra những sản phẩm có thể tái chế, mở rộng năng lực thu gom chất thải trên toàn thế giới và hạn chế xuất khẩu chất thải có thể làm giảm 80% mức dự kiến về lưu lượng nhựa đổ vào các đại dương vào năm 2040, báo cáo cho biết thêm.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 3: Đảo xanh Song Tử Tây

Bốn giờ sáng, chúng tôi lên boong, tàu chầm chậm tiếp cận đảo Song Tử Tây. Trong tờ mờ sương, đảo hiện ra dưới ánh trăng thượng huyền lá lúa. Ánh đèn của ngọn hải đăng đang nhấp nháy, báo hiệu cuộc sống bình yên của cư dân trên đảo. Rồi bình minh, Song Tử Tây hiện lên trong nắng một đô thị xanh, rất đẹp giữa trùng khơi sóng vỗ.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 3 Đảo xanh Song Tử Tây
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 2: Dàn đồng ca chào người lên đường và ký ức thủy thủ

Trong chúng ta, hẳn nhiều người đã nghe nhiều câu chuyện về tình đồng chí, đồng đội của những người lính. Dẫu vậy, khi bản thân chúng tôi chứng kiến, mới thấy mọi điều quá đỗi bất ngờ, bình dị mà thiêng liêng. Những người lính đối đãi với nhau rất chân tình và ứng xử với Nhân dân hết sức chu đáo.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 2 Dàn đồng ca chào người lên đường và ký ức thủy thủ
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 1: Những chuyến tàu nặng tình yêu Tổ quốc

Đầu tháng 4/2024, Báo Thừa Thiên Huế có dịp cùng đoàn công tác đến với Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Giữa trùng khơi sóng vỗ, giữa tất bật cuộc lữ hành và cùng đoàn công tác thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân nơi đảo xa, những dòng ghi chép nóng hổi của Báo đã kịp gửi về đất liền.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 1 Những chuyến tàu nặng tình yêu Tổ quốc
Return to top