ClockThứ Sáu, 23/09/2022 05:58

Hưởng ứng làm cho thế giới sạch hơn

TTH - Đó là nội dung hoạt động của Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" năm 2022 (Chiến dịch) vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) gửi công văn đến các sở, ban ngành, đoàn thể, địa phương để hưởng ứng vào tuần thứ 3 tháng 9 và mong nhận được sự quan tâm, tham gia của mọi người dân trên địa bàn.

Phân loại rác tại nguồn: Đừng để “đá ném ao bèo” - Bài 2: Để phân loại rác mang tính bền vữngKhông phân loại rác tại nguồn sẽ bị phạtGiúp người dân phân loại rác đúng cách và giảm rác nhựa

Công việc thường nhật của công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế để TP. Huế ngày càng sạch, đẹp hơn

Chiến dịch có chủ đề: "Cùng hành động để thay đổi thế giới", trong đó tập trung chính vào vấn đề hạn chế tối đa phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí, “Giải quyết ô nhiễm nhựa”, bắt đầu “Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái". 

Theo ông Lê Bá Phúc, Giám đốc Sở TN&MT, Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" do Australia khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc phát động trên phạm vi toàn cầu, tổ chức vào tuần thứ 3 của tháng 9 hằng năm. Đến nay, Chiến dịch đã thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu lượt người và hơn 180 quốc gia trên toàn thế giới. Việt Nam tích cực tham gia hưởng ứng Chiến dịch thường niên này.

Để hưởng ứng Chiến dịch, Sở TN&MT đẩy mạnh tuyên truyền đến tổ chức, ban ngành chức năng, người dân hưởng ứng nhằm xây dựng phong trào và thay đổi thói quen thải bỏ chất thải nguy hại không đúng quy định, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về chất thải phát sinh, giảm sử dụng và phát thải nhựa... Đồng thời, quan tâm giải quyết những vấn đề môi trường tại địa phương, đơn vị, như: thu gom, vận chuyển, xử lý các loại chất thải phát sinh theo đúng quy định; kiểm soát, giám sát chặt chẽ khu vực tập trung nhiều nguồn thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, các "điểm nóng" về ô nhiễm môi trường; kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường không khí...

Hiện nay ở TP. Huế thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn. Các ban ngành chức năng, phường, xã đã phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền; đồng thời tổ chức các hoạt động, như tập huấn, "đổi rác lấy quà", góp phần nâng cao ý thức người thông qua hoạt động phân loại rác.

Bạn Đỗ Minh Thịnh (Thủy Bằng, TP. Huế) chia sẻ, phân loại CTRSH là chương trình rất ý nghĩa, vừa giảm áp lực thu gom, xử lý rác thải mà bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên sạch đẹp. Bạn rất mong chương trình phân loại CTRSH ở TP. Huế sớm nhân rộng làm thay đổi năng lực, nhận thức mọi tổ chức, cá nhân để bảo vệ môi trường mà chúng ta đang sống.

Chiến dịch năm nay, Bộ TN&MT cũng đề nghị các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị... chung tay triển khai có hiệu quả và tuyên truyền hướng dẫn để đưa Luật Bảo vệ môi trường 2020 vào cuộc sống, trong đó tập trung vào việc phân loại CTRSH tại nguồn; tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải... Tăng cường kiểm soát và giám sát nguồn thải từ các khu vực có phát sinh nhiều chất thải hoặc các điểm nóng về ô nhiễm môi trường như các khu/cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông,... Tổ chức vệ sinh, trồng cây xanh tạo cảnh quan tại nơi sinh sống, cơ quan, trường học. Khởi công, bàn giao các công trình, dự án về bảo vệ môi trường, nhất là các công trình, mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn, tái chế chất thải.

"Làm cho thế giới sạch hơn" - thông điệp đầy ý nghĩa và lớn lao ấy nhưng chỉ cần thực hiện bằng cách thay đổi những thói quen nhỏ ngay trong gia đình, cơ quan, trường học là mỗi chúng ta đã góp phần làm cho thế giới sạch hơn" - Giám đốc Sở TN&MT chia sẻ.

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Return to top