ClockThứ Hai, 30/04/2018 00:08

“Hương xưa làng cổ ” mời gọi người về Phước Tích

TTH.VN - Nằm trong các hoạt động của Festival Huế 2018, tối 29/4, tại làng cổ Phước Tích xã Phong Hòa, UBND huyện Phong Điền long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội “ Hương xưa làng cổ” năm 2018.

“Hương xưa làng cổ” chuẩn bị đón kháchĐồng hành cùng FestivalKích cầu du lịch Phước Tích sau “Hương xưa làng cổ”Khai mạc Lễ hội “Hương xưa làng cổ- Du lịch cộng đồng”Hơn 10.000 lượt khách đến với “Hương xưa làng cổ” 2016Nhiều mới, lạ từ lễ hội “Hương xưa làng cổ - Du lịch cộng đồng”

Lễ tế Kỳ Phước được tổ chức long trọng

Đến dự có ông Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh; lãnh đạo huyện Phong Điền và huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cùng đông đảo bà con nhân dân và du khách thập phương.

Lễ hội “Hương xưa làng cổ” diễn ra từ ngày 29/4 đến 1/5 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội sẽ có nhiều chương trình đặc sắc mang đậm dấu ấn của vùng quê hiền hòa phía bắc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngay trong sáng 29/4, Lễ tế Kỳ Phước (rước Thành hoàng làng) đã được làng cổ Phước Tích long trọng tổ chức với sự tham gia của các bậc cao niên và người dân trong làng.

Tiếp đó, hội thi “ngõ nhà đẹp” đã được triển khai sâu rộng trong làng, tạo niềm phấn khích cho người dân làng cổ. Nhiều ngôi nhà rường với vườn cây xanh-sạch-đẹp được chủ nhân bỏ công sức tạo nên để tiếp đón khách trong những ngày diễn ra lễ hội và thời gian sau lễ hội.

Tiết mục văn nghệ do Huyện đoàn Phong Điền biểu diễn

Các trò chơi dân gian như: bịt mắt nấu cơm niêu, bịt mắt bắt vịt, bịt mắt đập om… được người dân trong làng hưởng ứng nhiệt tình, đem lại nụ cười sảng khoái cho người dân cũng như du khách khi tham gia lễ hội.

“Hương xưa làng cổ” lần này là có sự tham gia triển lãm ảnh của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Khoa Huy (người dân xã Phong Hòa, Phong Điền). Với chủ đề “Sáng tỏa một miền quê”, 50 bức ảnh đem lại cho người xem cảm nhận sự thanh bình, gần gũi về phong cảnh, con người làng cổ nói riêng và huyện Phong Điền nói chung. Ông Huy cho biết, để sáng tạo, trưng bày triển lãm lần này, ông đã bỏ ra 4 năm trời ròng rã về các vùng quê của huyện Phong Điền để sáng tác.

Người dân xem những tác phẩm về làng quê mình

Đêm khai mạc Lễ hội “hương xưa làng cổ” diễn ra vào đúng 19h30 với các tiết mục biểu diễn múa, hát của đội văn nghệ thanh niên xã Phong Hòa và huyện Phong Điền. Bên cạnh đó, đoàn nghệ thuật dân tộc đến từ tỉnh Đắc Lắc đã tạo nên sự sôi động với màn biểu diễn cồng chiêng, múa hát với các nhạc cụ dân tộc vùng Tây Nguyên, gây ấn tượng với người dân và du khách.

Ông Trần văn Minh, một người dân đến từ huyện Hải Lăng (Quảng Trị) phấn khởi: “Cứ hai năm một lần, tôi lại về đây để tham dự lễ hội “Hương xưa làng cổ”. Mỗi lần tham dự lễ hội, tôi lại thấy nhiều nét mới. Năm nay, triển lãm ảnh và các tiết mục biểu diễn của đoàn nghệ thuật đến từ Đắc Lắc để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất”.

Đoàn nghệ thuật tỉnh Đắc Lắc biểu diễn tại Lễ khai mạc

“Hương xưa làng cổ” còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các trò chơi dân gian của vùng quê Phong Hòa. Ngoài ra, du khách được tham quan làng nghề, quảng diễn và trải nghiệm nghề truyền thống gốm Phước Tích, điêu khắc mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, làm bánh truyền thống; đồng thời chiêm ngưỡng các sản phẩm thủ công truyền thống của địa phương như sản phẩm gốm, mộc (Phong Hòa), rượu Phong Chương, đệm bàng Phò Trạch, gốm Phước Tích, lưới Vân Trình, tương măng Phong Mỹ, rèn Hiền Lương…

Lãnh đạo huyện Phong Điền tặng hoa cho đoàn nghệ thuật tỉnh Đắc Lắc

Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền khẳng định: Lễ hội “Hương xưa làng cổ” năm 2018 là dịp tái hiện không gian văn hóa của ngôi làng cổ với các hoạt động mang tính cộng đồng đặc sắc, bên cạnh đó cơ hội để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Phong Điền với du khách thập phương, đồng thời góp phần tôn vinh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của một miền quê đậm đà bản sắc dân tộc trong dịp Festival Huế  2018 năm nay.

Ngay sau lễ khai mạc, du khách cùng người dân địa phương đã cùng nhau thả đèn hoa đăng trên sông Ô Lâu cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Lễ hội sẽ bế mạc vào lúc 19 giờ ngày 1/5/2018.

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Phong Điền nhất trí chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 12/3, HĐND huyện Phong Điền tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 9 khóa VII, nhiệm kỳ (2021 - 2026) để xem xét, cho ý kiến về chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phong Điền nhất trí chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top