Thế giới

IMF cảnh báo sẽ một lần nữa cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu

ClockThứ Bảy, 16/07/2022 16:08
TTH.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cảnh báo sẽ một lần nữa cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu do tác động của cuộc xung đột ở Ukraine, các đợt phong toả vì đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc và tình trạng lạm phát ngày càng tăng cao.

Giám đốc IMF: Không thể loại trừ khả năng xảy ra suy thoái toàn cầuIMF cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầuIMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của châu Á

Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cảnh báo về triển vọng không mấy khả quan của nền kinh tế toàn cầu. Ảnh: HLN

Trong một bài đăng trên blog, Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết IMF sẽ hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu năm nay và năm sau trong Bản cập nhật Triển vọng Kinh tế Thế giới sẽ được công bố vào cuối tháng 7 này. Tuy nhiên, bà không cung cấp số liệu cụ thể về tỷ lệ cắt giảm.

“Triển vọng vẫn còn rất không chắc chắn… 2022 sẽ là một năm khó khăn, và năm 2023 thậm chí còn có thể khó khăn hơn nữa, với nguy cơ suy thoái gia tăng”, bà Georgieva cảnh báo.

Sự phục hồi toàn cầu sau đại dịch đã bị tổn hại do tác động của cuộc xung đột Ukraine và sự suy thoái ở Trung Quốc trong bối cảnh các biện pháp hạn chế ngừa COVID-19 vẫn được duy trì ở nước này. Lạm phát tăng mạnh cũng buộc các nhà hoạch định chính sách phải tăng lãi suất - động thái nhằm hạ nhiệt sự tăng giá nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ có thể đẩy các nền kinh tế vào suy thoái.

Cảnh báo này được đưa ra sau lần cắt giảm hồi tháng 4 của IMF, khi tổ chức này đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay xuống còn 3,6%, giảm mạnh từ mức kỳ vọng 4,4% trước khi diễn ra cuộc xung đột Ukraine. Theo bà Georgieva, vấn đề Ukraine, tình trạng lạm phát cao hơn dự kiến ​​và đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp diễn chính là nguyên nhân.

Những điều này đang làm cho cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt của hàng triệu người trở nên tồi tệ hơn, và những người nghèo nhất đang phải gánh chịu tác động nghiêm trọng nhất, bà Georgieva nói thêm.

Trong một lưu ý liên quan, IMF cho biết “triển vọng kinh tế toàn cầu đã tối đi đáng kể, trong khi lạm phát vẫn ở mức cao”, đồng thời cảnh báo thêm rằng các chỉ số gần đây cho thấy tăng trưởng quý II/2022 là “rất yếu”.

Cảnh báo của bà Georgieva về tình hình kinh tế thế giới được đưa ra sau khi bà lên tiếng báo động về cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu đang diễn ra giữa bối cảnh ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới đồng loạt tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, làm tăng chi phí trả nợ cho các quốc gia dễ bị tổn thương.

Trước đó, ngày 12/7, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm nay và năm tới, cảnh báo rằng lạm phát tăng cao gây ra “rủi ro hệ thống” cho cả nước Mỹ nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại

Lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến nhưng vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 11/4 cho biết; đồng thời kêu gọi các ngân hàng trung ương điều chỉnh một cách cẩn thận các quyết định về cắt giảm lãi suất dựa trên các dữ liệu sắp tới.

Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Return to top