Thế giới

Kêu gọi xây dựng hiệp ước quốc tế về đại dịch

ClockThứ Sáu, 04/12/2020 14:18
TTH.VN - Chủ tịch Hồi đồng châu Âu Charles Michel vừa qua đã kêu gọi xây dựng một hiệp ước quốc tế về đại dịch, kêu gọi thế giới học hỏi từ COVID-19 và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

Lãnh đạo 14 quốc gia cùng ký cam kết quản lý biển bền vữngSố ca tử vong do COVID-19 ở Mỹ lần đầu tiên vượt 3.100 ca/ngàyThái Lan: Ngành du lịch được dự báo cần 4 năm để hồi phục sau COVID-19Đức kéo dài lệnh bán phong tỏa chống Covid-19 đến 10/1/2021Những đối tượng được ưu tiên sử dụng vaccine ngừa Covid-19 ở Mỹ

Đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Ảnh minh họa: AP/vovworld.vn

Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp quốc về COVID-19 được tổ chức với hình thức trực tuyến, Chủ tịch Charles Michel nhận định, một hiệp ước quốc tế sẽ giúp điều phối tiến trình nghiên cứu, chia sẻ thông tin và tiếp cận công bằng với chăm sóc sức khỏe.

“Số lượng các dịch bệnh đã tăng lên trong những thập kỷ gần đây. Chúng ta biết rằng thế giới có thể sẽ bị mắc kẹt trong một đại dịch lớn. Và chúng ta đã bị đại dịch tấn công mà chưa có bất kỳ sự chuẩn bị trước nào. Do đó, đã có rất nhiều thất bại xảy ra và chúng ta cần rút ra bài học và hậu quả”, ông Charles Michel cho biết.

Về những bài học tích cực, ông Michel đã chỉ ra “sự hợp tác toàn cầu” chưa từng có về vaccine đã đưa đến tiến trình phát triển vaccine nhanh nhất trong lịch sử.

Về lời kêu gọi của mình, ông Michel khẳng định một hiệp ước mới được xây dựng sẽ nằm trong khuôn khổ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với các mục tiêu bao gồm tài chính và điều phối hành động nghiên cứu tốt hơn.

Bên cạnh đó, vị lãnh đạo cũng kêu gọi giám sát sâu rộng hơn các bệnh truyền nhiễm ở các loài động vật, bởi đây là con đường phổ biến nhất dẫn đến các đại dịch ảnh hưởng đến con người. Nhờ có hiệp ước, sự phát triển quy mô lớn hơn về các mức độ cảnh báo khi đại dịch mới phát sinh trong tương lai có thể sẽ được thúc đẩy.

Tuy nhiên riêng tại Mỹ, chính thức hóa hiệp ước có thể sẽ gặp khó khăn. Bởi nước này cần có 2/3 phiếu bầu tại Thượng viện để được phê chuẩn.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Tôn vinh người hiến nhóm máu hiếm Rh âm

​Chiều tối 4/4, Trung tâm Huyết học Truyền máu, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với Ban chỉ đạo Hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt, tôn vinh và củng cố câu lạc bộ Nhóm máu hiếm - Rh âm Huế.

Tôn vinh người hiến nhóm máu hiếm Rh âm
Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
KHỦNG HOẢNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ Y TẾ TOÀN CẦU, WHO:
Bất bình đẳng giới là gốc rễ của vấn đề

Một báo cáo mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 13/3 cho thấy, sự bất bình đẳng giới trong công tác chăm sóc sức khỏe và y tế tác động một cách tiêu cực đến phụ nữ, các hệ thống y tế, cũng như kết quả sức khỏe.

Bất bình đẳng giới là gốc rễ của vấn đề
Return to top