ClockThứ Năm, 27/10/2022 07:00

Khắc phục thủy lợi cho vụ đông xuân: Nhiều phương án

TTH - Thống kê bước đầu của các địa phương, chủ công trình hồ đập cho thấy, nhiều hệ thống kênh mương, thủy lợi bị hư hỏng nặng do đợt lũ lớn vừa qua.

Quảng Điền khắc phục thủy lợi cho vụ đông xuânKhắc phục khẩn cấp công trình thủy lợi bị hư hỏng

Đập tạm Kazan bị hư hỏng nặng

Đập tạm Kazan thuộc xã Thượng Lộ (Nam Đông) có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, phục vụ tích nước tưới lúa, hoa màu trên địa bàn Thượng Lộ và vùng lân cận. Tuy nhiên, đợt lũ lớn quét qua địa bàn vừa qua đã đánh sập, gây hư hỏng gần như hoàn toàn tuyến đập Kazan khiến người dân lo lắng.

Tương tự, vai hữu đập Ra Pat tại thôn 1, xã Thượng Quảng (Nam Đông) cũng bị hư hỏng nặng trong trận lũ lớn vừa rồi. Người dân nơi đây cho rằng, nếu tuyến đập này không khắc phục kịp thời thì nhiều diện tích lúa, rau màu vụ đông xuân tới không thể gieo trồng, nguy cơ bỏ ruộng hoang rất cao.

Hồ Truồi, hồ Thủy Yên là công trình thủy lợi lớn, đa mục tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp kết hợp cung cấp nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản tại nhiều địa phương trên địa bàn huyện Phú Lộc và các vùng lân cận; song, cũng bị lũ gây xói lở, hư hỏng.

 Tại các vùng thấp trũng huyện Quảng Điền, dự án kè thoát lũ hói Hàng Tổng, xã Quảng An bị sạt lở, sụt lún bờ kè phía nam dài khoảng 15m. Dọc bờ hói Hiền Lương, cầu cống đội 1 tại xã Quảng Phú… bị sạt lở dài 45m. Một số tuyến giao thông nội đồng, đê kè bị sạt lở và các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê, đánh giá mức độ hư hỏng, thiệt hại nhằm có biện pháp khắc phục.

Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, ông Phan Văn Lự chia sẻ, theo nhận định của các địa phương, có nhiều công trình kênh mương, thủy lợi xây tạm, bằng bờ lô, hoặc đã xuống cấp bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông xuân.

Giám đốc Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi), ông Dương Đức Hoài Khánh thông tin, trước diễn biến mưa lũ lớn, công ty chủ động triển khai nhiều biện pháp tích cực để bảo vệ an toàn các công trình thủy lợi, hồ đập. Lực lượng công nhân phối hợp với Nhân dân các địa phương xử lý, gia cố mái hạ lưu, bảo vệ an toàn hồ Nam Giản; đẩy bèo và vật cản, bảo vệ an toàn các công trình đập Cửa Lác, hồ Thiềm Cát, cống Phú Cam, đập La Ỷ, đập Thảo Long, cống Quan, cống Lộc Thủy...

Tuy nhiên qua kiểm tra, rà soát bước đầu tại các vùng nước lũ đã thoát, cho thấy nhiều công trình hồ đập, kênh mương bị hư hỏng nặng. Nhiều công trình đập tạm, kênh mương thiếu kiên cố tại hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới gần như hư hỏng hoàn toàn. Các công trình do công ty quản lý bị hư hỏng, ước tổng thiệt hại bước đầu trên 7 tỷ đồng. Con số thiệt hại còn có thể tăng cao khi nhiều công trình kênh mương vẫn còn chìm trong nước lũ, chưa thể kiểm tra, thống kê mức độ hư hỏng.

Do mùa lũ vẫn còn dài nên trước mắt, công ty phối hợp với các địa phương tổ chức gia cố tạm thời các điểm bị sạt lở, hư hỏng nhằm bảo vệ an toàn, hạn chế tối đa nguy cơ hư hỏng trên công trình hồ đập. Điều lo ngại hiện nay là một lượng bèo, nò sáo trên các sông, hói gây cản trở khả năng tiêu thoát lũ, gây mất an toàn đến các công trình thuỷ lợi.

Công ty Thủy lợi đang phối hợp với chính quyền địa phương huy động lực lượng trục vớt vật cản, bèo tại các cống đảm bảo khơi thông dòng chảy, tiêu thoát lũ. Đối với các công trình bị bồi lấp nhẹ, công ty chủ động nạo vét đảm bảo phục vụ sản xuất đông xuân 2022-2023.

Đối với các công trình bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến vụ đông xuân 2022-2023 đang được Công ty Thủy lợi khẩn trương kiểm tra, rà soát cụ thể và đề xuất tỉnh bố trí kinh phí kịp thời khắc phục khẩn cấp, tạm thời để kịp phục vụ sản xuất. Về lâu dài, công ty đang đề xuất phương án đầu tư xây dựng kiên cố hệ thống kênh mương, hồ đập đảm bảo vận hành an toàn, phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm

Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức công bố Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023. Sau hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đã dành cho phóng viên TTXVN cuộc phỏng vấn nhanh về các kết quả này, cũng như những tồn tại, hạn chế và các vấn đề đặt ra trong thời gian tới.

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm
Khắc phục nhà tốc mái do giông lốc

Sáng 31/3, chính quyền địa phương các huyện A Lưới, Phong Điền đã huy động lực lượng dân quân địa phương, các ban ngành hỗ trợ người dân khắc phục nhà bị tốc mái.

Khắc phục nhà tốc mái do giông lốc
Tắt sóng 2G: Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên phạm vi toàn quốc, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng.

Tắt sóng 2G Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng
Nâng cấp thủy lợi phục vụ sản xuất

Nhiều công trình thủy lợi, kênh mương nội đồng trên địa bàn tỉnh hư hỏng, xuống cấp ảnh hưởng sản xuất. Ngoài nguồn vốn bảo trì của đơn vị quản lý, vận hành, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương lồng ghép kinh phí để đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình, nhằm chủ động nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

Nâng cấp thủy lợi phục vụ sản xuất
Return to top