ClockThứ Tư, 25/04/2018 11:21

Khai hội “Sóng Nước Tam Giang” 2018

TTH.VN - Tối 24/4, huyện Quảng Điền đã tổ chức khai mạc lễ hội “Sóng nước Tam Giang” lần thứ 4, nhằm giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước về thế mạnh, tiềm năng kinh tế, văn hóa và du lịch của huyện Quảng Điền – miền đất vốn có bề dày về truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời.

Khai màn “Sóng nước Tam Giang”

Đúng 20h tối 24/4, lễ hội “Sóng Nước Tam Giang" chính thức khai mạc

Tham dự buổi lễ có các ông, bà: Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phan Ngọc Thọ, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; Đoàn Thị Thanh Huyền, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo sở, ban, ngành trong tỉnh.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền cho biết, lễ hội “Sóng nước Tam Giang” lần thứ 4 này sẽ xoay quanh không gian chính là các hoạt động hội chợ quảng bá, xúc tiến thương mại được tổ chức nhằm giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp xanh, sạch của địa phương. Ngoài ra, còn có các gian hàng trưng bày, giới thiệu về các sản phẩm của các làng nghề truyền thống; các món ăn đặc trưng của vùng quê sông nước Quảng Điền; Triển lãm “Nét đẹp Quảng Điền qua ảnh” với hơn 60 tác phẩm được trưng bày dọc cầu tàu.

Lãnh đạo tỉnh tham dự buổi khai mạc

Bên cạnh đó, Hội trại “Hành trình về phá Tam Giang” của Huyện đoàn với sự tham gia của gần 1.000 trại sinh với nhiều hoạt động như hội thi dân vũ, dạ hội hóa trang, tổ chức lửa trại và các trò chơi dân gian như: kéo co dưới nước, lấy ngọc đáy giếng, thi chậm trìa, đi cà kheo...

Một hoạt động không thể thiếu trong chương trình lễ hội “Sóng nước Tam Giang” năm 2018 của huyện Quảng Điền đó là Lễ tế Bà Tơ, nhằm để tưởng nhớ người phụ nữ họ Trần ở làng Bác Vọng, đã có công cứu chúa Nguyễn thoát nguy trong một lần vượt phá Tam Giang. Lễ tế Bà Tơ được tổ chức vào sáng ngày 24/4/2018 ngay tại Miếu Bà Tơ ở thôn Bác Vọng Đông, xã Quảng Phú. Sau phần lễ là hội đua thuyền được tổ chức ở ngay ngã ba sông Bồ bên bến đò Quai Vạc.

Song song với lễ hội là nhiều hoạt động văn hóa, thể thao khác cũng sẽ được tổ chức đan xen  trong 3 ngày diễn ra lễ hội như: đua ghe câu trên phá, giao lưu các câu lạc bộ bi sắt, vật thiếu niên và thanh niên... Bên cạnh đó, các tour du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái trên phá Tam Giang, biển gắn với các di tích lịch sử văn hóa của địa phương cũng sẽ được tổ chức trong suốt quá trình diễn ra lễ hội, hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.

Xuyên suốt chương trình tối khai mạc là chuỗi các tiết mục nghệ thuật được biểu diễn trên sân khấu nổi đặt trên mặt nước phá Tam Giang của các nghệ sĩ nổi tiếng đến từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Chương trình nghệ thuật còn có sự góp mặt của hàng trăm diễn viên của Nhà hát ca kịch Huế, Đội thông tin lưu động huyện Quảng Điền.

Được biết, đêm bế mạc lễ hội (26/4), người dân địa phương và du khách sẽ được thưởng thức những tiết mục dân ca, dân vũ do đội văn nghệ quần chúng của huyện Quảng Điền, Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh biểu diễn và sự góp mặt ca sĩ nổi tiếng khác.

Những hình ảnh về  chương trình nghệ thuật tại lễ khai mạc "Sóng nước Tam Giang" do Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Chương trình với sự tham gia của nhiều ca sĩ nổi tiếng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã mang đến những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc

Nhiều tiết mục nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp và con người sông nước Tam Giang đã được dàn dựng

 Hàng nghìn người dân và du khách khắp nơi đổ về xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền theo dõi lễ hội

Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” 2018 chia sẻ lễ hội là dịp để tôn vinh những giá trị văn hóa và con người của địa phương.

Đắc Đức (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam

Đông đảo người dự lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) đã tham gia lễ rước bộ từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế) lên Nghinh Lương Đình trước khi xuống thuyền để di chuyển lên điện.

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam
Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ

Đoàn rước đường bộ xuất phát từ 352 Chi Lăng để di chuyển lên Nghinh Lương Đình. Cùng lúc, đoàn thuyền xuất phát từ 352 Chi Lăng lên bến Nghinh Lương Đình chờ để nhập đoàn đường bộ rước Mẫu lên điện Huệ Nam.

Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ
Lễ hội & bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số

Không chỉ đa dạng, lễ hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã ít nhiều phản ánh được những ước vọng, sự cầu nguyện của con người đến các đấng thần linh về một cuộc sống ấm no. Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra khi bàn về việc nhận diện giá trị và hướng bảo vệ các lễ hội nói chung và lễ hội của cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng.

Lễ hội  bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số
Return to top