ClockThứ Sáu, 06/11/2020 14:13

Khẩn trương hoàn thành quy hoạch dự án bố trí vốn đầu tư công giai đoạn 2021- 2025

TTH.VN - Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo sáng 6/11 tại 2 cuộc họp với đại diện các sở, ban, ngành, địa phương về Dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống di tích Kinh thành Huế (giai đoạn 2) và các công trình tu bổ cấp thiết (giai đoạn 2021-2025); Dự án đường ven biển.

Đường ven biển góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hộiChủ tịch UBND tỉnh cảm ơn người dân Eo Bầu sớm bàn giao mặt bằng cho di tíchĐảm bảo tiến độ giải ngân dự án di dời dân cư khu vực 1 Kinh thành HuếKiểm tra, động viên lực lượng tham gia dọn dẹp vệ sinh khu vực Thượng ThànhĐưa hồ Tịnh Tâm trở lại là điểm đến hấp dẫn cho du khách

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khảo sát tại điểm dự kiến xây cầu vượt cửa biển Thuận An nối tuyến đường ven biển

Đưa đường ven biển vào kế hoạch 2021-2025

Dự án tuyến đường bộ ven biển từ Phong Điền đến Phú Lộc có chiều dài cần thi công 85km (tổng 127km, trong đó có một số đoạn trùng với tuyến QL49B) với tổng mức đầu tư dự kiến 6.480 tỷ đồng. Trong đó, riêng cầu mới xây dựng vượt cửa biển Thuận An có chiều dài hơn 2km với kinh phí dự kiến 1.500 tỷ đồng.

Hiện các ngành đang hoàn thiện công tác hướng tuyến chi tiết đường ven biển theo quy hoạch điều chỉnh; xây dựng phương án quy mô đầu tư xây dựng toàn tuyến đường ven biển; lên phương án quy hoạch xây dựng các tuyến đường kết nối vào các bãi tắm cộng đồng và QL49B…

Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thành cho biết, hiện đơn vị đã nhận được ý kiến đóng góp của 5/5 huyện, 20/20 xã có tuyến đường đi qua. Ý kiến của các huyện đa số đồng ý theo hướng tuyến đã đề xuất. Một số điều chỉnh nhỏ đang được xử lý. Hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư đang được đơn vị khẩn trương hoàn chỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đề nghị các đơn vị khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng cầu qua cửa biển Thuận An, tạo quỹ đất 2 bên tuyến đường ven biển với phương án khả thi, khai thác hiệu quả nhất; khẩn trương lập quy hoạch mở rộng không gian 2 bên đường; lên phương án giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư… Đồng thời, hoàn thiện các thủ tục cần thiết và chuẩn bị các đề xuất, kiến nghị để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ưu tiên các công trình tu bổ khẩn cấp

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thăm hỏi, động viên những người dân sống ở khu vực Eo Bầu sớm trả lại mặt bằng cho di tích

Về Dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống di tích Kinh thành Huế (giai đoạn 2) và các công trình tu bổ cấp thiết (giai đoạn 2021-2025) do trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư có tổng nguồn vốn 2.542 tỷ đồng. Dự án có nhiều hợp phần cần tu bổ, tôn tạo, phạm vi rộng lớn bao gồm nhiều phường ở TP. Huế và TX. Hương Trà.

Hiện công tác GPMB khu vực Thượng Thành và Eo Bầu từ cửa Thượng Tứ đến Quan Tượng Đài đã hoàn thành; khu vực Eo Bầu, tuyến phòng hào, tuyến phòng lộ, hồ Tịnh Tâm, Trấn Bình Đài sẽ hoàn thành trong năm 2020. Ngoài ra, đề xuất giải tỏa dọc theo đồn Mang Cá gồm các đường Mang Cá, Lê Trung Đình, Lương Y để tất cả diện tích đất trong khu vực Nội thành đều trả cho di tích.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan cần khẩn trương GPMB, giải tỏa các khu vực phục vụ công tác trùng tu di tích nhằm gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa còn nguyên vẹn; di dời các hộ dân đang sinh sống tại khu vực di tích đến khu dân cư mới để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; bảo vệ, đảm bảo môi trường, chỉnh trang cảnh quan; phát huy giá trị di tích, tạo sản phẩm du lịch; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. 

Riêng công tác trùng tu, cần đánh giá hiện trạng các công trình tu bổ khẩn cấp, ưu tiên mở rộng phạm vi GPMB để tôn tạo, phát huy di tích khu vực Kinh thành Huế: Đàn Xã Tắc, khu Lục Bộ để người dân ổn định cuộc sống; GPMB, cải tạo, phục hồi thích nghi hồ Tịnh Tâm, trả lại giá trị vốn có của một di tích… Đồng thời, xin chủ trương đầu tư để đưa vào đầu tư công giai đoạn 2021-2025 sớm nhất có thể.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Điện Kiến Trung trước ngày mở cửa

Tết Nguyên đán Giáp Thìn này, điện Kiến Trung sẽ chính thức mở cửa đón khách. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế kỳ vọng, cung điện này sẽ là điểm đến thú vị và hấp dẫn du khách khi tham quan khu di sản Hoàng cung Huế.

Điện Kiến Trung trước ngày mở cửa

TIN MỚI

Return to top