ClockThứ Sáu, 12/06/2020 09:04

Khởi động lộ trình phân loại rác tại nguồn

TTH - Rác thải đang là vấn đề môi trường nổi cộm, được quan tâm nhất. Cùng với mức sống của người dân ngày càng nâng cao, rác thải cũng càng nhiều lên. Việc thu gom, xử lý rác vì thế cũng đang xuất hiện nguy cơ quá tải ở nhiều nơi.

Phân loại, tái sử dụng để giảm tải xử lý rácPhân loại, tái sử dụng rác trong trường học

Làm tốt khâu phân loại rác tại nguồn sẽ giảm lượng lớn rác thải cần thu gom, xử lý

Để giải quyết vấn đề quá tải này, tại một số nước phát triển, việc phân loại rác tại nguồn đã được thực thi rộng khắp và trở thành việc làm bình thường đối với người dân và chính quyền.

Như ở Nhật Bản, rác được phân thành hai loại: rác cháy được và không cháy được để riêng trong những túi có màu khác nhau và được công ty vệ sinh đến thu gom. Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Những thứ rác còn có ích như giấy cũ, túi ni lông, săm lốp cũ… trước đó được gom lại để tận dụng tối đa cho ngành tái chế.

 Đối với Thừa Thiên Huế, là địa phương đã có nhiều hoạt động nổi bật, thành quả trong việc thu gom rác thải. Đề án Ngày Chủ nhật xanh, “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng” là điển hình đem lại những kết quả ấn tượng. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết trong việc xả rác, thu gom, xử lý, gây ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, giảm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), UBND tỉnh ban hành kế hoạch hướng dẫn thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh.

 Theo hướng dẫn, CTRSH được phân loại tại nguồn thành 4 nhóm: nhóm tái chế, tái sử dụng (giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh các loại…); nhóm các chất hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, lá cây, rau củ quả, xác động vật…); nhóm chất thải nguy hại (pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, thiết bị điện tử hỏng…); nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải xây dựng).

 Đối với các địa phương dự kiến cung cấp CTRSH cho nhà máy đốt rác phát điện Phú Sơn (Phong Điền, TX. Hương Trà, TP. Huế, Phú Vang, TX. Hương Thủy, Phú Lộc) được phân loại tại nguồn 3 nhóm: nhóm tái chế, tái sử dụng; nhóm chất thải nguy hại và nhóm các chất hữu cơ và chất thải còn lại (trừ chất thải xây dựng và xác chế động vật lớn).

 Rác sau phân loại được lưu chứa trong các túi đựng, thùng rác phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường. Như túi đựng rác hoặc thùng rác màu xanh để chứa chất thải hữu cơ dễ phân hủy; màu cam để chứa chất thải nguy hại; màu trắng/xám để chứa chất thải tái chế; các chất thải còn lại sử dụng các loại túi có màu sắc khác các màu trên.

 Để có tính liên kết và đồng bộ, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH sau phân loại cũng được định hướng, quy định phù hợp với từng đơn vị, địa phương. Chẳng hạn phân chia thời gian, tần suất thu gom từng nhóm chất thải hợp lý; bố trí phương tiện thu gom, vận chuyển đảm bảo về an toàn, vệ sinh môi trường.

 Kế hoạch phân loại rác tại nguồn của tỉnh nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hướng đến mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế phát triển theo hướng “Đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, thân thiện với môi trường và thông minh”. Phấn đấu đến cuối năm 2023, việc phân loại CTRSH tại nguồn sẽ được triển khai thực hiện tại tất cả 9 huyện, thị xã, thành phố.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng lộ trình giải quyết kiến nghị cử tri

Việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri kịp thời sẽ góp phần quan trọng củng cố niềm tin của Nhân dân đối với chính quyền các cấp. Công tác giám sát vấn đề này đã được Thường trực HĐND tỉnh quan tâm.

Xây dựng lộ trình giải quyết kiến nghị cử tri
Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn

Nhà máy xử lý rác Phú Sơn (xã Phú Sơn, TX. Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng, với kinh phí khoảng 1.700 tỷ đồng. Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động cuối tháng 1/2024, góp phần rất quan trọng giải bài toán đầu ra cho việc xử lý rác thải hiệu quả và đảm bảo môi trường ở Thừa Thiên Huế - vấn đề nhức nhối của địa phương khi các bãi chôn lấp rác ở Thủy Phương đã đầy và cuộc sống người dân bị đảo lộn bởi mùi hôi thối từ các hố chôn lấp.

Thăm nhà máy xử lý rác Phú Sơn
Biến rác thành .. tiền

Rất vui khi cuối năm 2023, nhà máy đốt rác - phát điện tại Phú Sơn (Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng gần 1.700 tỷ đồng trên diện tích hơn 11ha đi vào hoạt động. Nhà máy này được sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi đa cấp - phát điện phù hợp với Quy chuẩn QCVN 61MT/2016/BTNMT, tiêu chuẩn khí thải đáp ứng theo tiêu chuẩn châu Âu; xử lý nước rỉ rác và tuần hoàn sử dụng trong hoạt động không phát tán mùi hôi, giải quyết việc ô nhiễm mùi ra môi trường.

Biến rác thành  tiền
Triển khai mô hình điểm nông dân phân loại thu gom vận chuyển rác thải

Ngày 29/1, tại xã Phú Diên (Phú Vang), Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị triển khai mô hình điểm “Hội Nông dân tham gia thu gom, phân loại và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn” năm 2024. Tham dự hội nghị có các ông: Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành TW Hội Nông dân Việt Nam; Phạm Văn Thiện – Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn - TW Hội Nông dân Việt Nam.

Triển khai mô hình điểm nông dân phân loại thu gom vận chuyển rác thải

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top