ClockThứ Bảy, 17/09/2022 16:32

Khởi nghiệp từ gánh hàng rau

TTH - Chị Hồ Thị Nga (Kăn A Ri), Giám đốc HTX Nông sản an toàn A Lưới nổi tiếng “mát tay” khi tạo ra việc làm cho nhiều hội viên phụ nữ. Mấy ai biết, khởi nghiệp của chị ban đầu từ những gánh hàng rau được bày bán ở chợ A Lưới...

Làm du lịch, phụ nữ Pa Cô có cơ hội cải thiện cuộc sốngBa người phụ nữ giữ hồn rừng A Lưới

Chị Hồ Thị Nga vận động chị em tham gia hợp tác xã sản xuất nông sản sạch

Bắt đầu câu chuyện, chị Nga kể, trước đây cuộc sống của mình khó khăn lắm, mưu sinh bằng nghề thu mua phế liệu, mỗi ngày chỉ được từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng nhưng rất vất vả. Năm 2017, khi Hội LHPN huyện A Lưới thành lập “Tổ liên kết và tiêu thụ nông sản an toàn”, chị tự nguyện tham gia với công việc là bán rau tại chợ A Lưới. Lúc đó, chị Đặng Thị Hồng, tổ trưởng tổ liên kết phấn khởi lắm khi thời điểm ấy tổ liên kết đang loay hoay tìm người để đứng chợ nhằm kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Đảm nhiệm với công việc là chịu trách nhiệm thu mua tất cả các mặt nông sản của phụ nữ trong tổ, chị Nga luôn băn khoăn: Làm sao để phụ nữ vùng cao có được thu nhập thường xuyên? Các loại nông sản của địa phương có chỗ tiêu thụ trên thị trường? thay đổi được cách sản xuất truyền thống kém hiệu quả và sản phẩm của các chị trở thành hàng hóa và nhiều người biết đến…

Thế nên, sau một thời gian khảo sát thực địa, tìm hiểu nguyện vọng và sở trường của hội viên, chị Nga vận động hội viên có đủ điều kiện về đất đai, về sức lao động có am hiểu về ứng dụng khoa học tiến bộ, có sự cam kết thực hiện tham gia hoạt động với tổ. Năm 2018, tổ đã được thành lập HTX sản xuất và kinh doanh nông sản an toàn.

Với sự năng động, sáng tạo, trách nhiệm, chị Nga được bầu làm giám đốc để quản lý và tổ chức vận hành bộ máy. Sự cố gắng của chị đã được đền đáp, số lượng thành viên tìm đến chị ngày càng tăng, lúc đầu chỉ có 5 thành viên nay đã tăng lên 48 thành viên cùng tham gia chuỗi sản xuất cùng với diện tích gần 20ha chuối và rau màu các loại.

Cũng từ đó, chị Nga không ngừng học tập, nghiên cứu, để nâng cao năng lực quản lý, điều hành, không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh. Qua các đợt tham quan học tập, qua các chuyến tham gia các phiên chợ kết nối thị trường trong và ngoài tỉnh, chị đã có thêm ít bài học kinh nghiệm mang về tuyên truyền cho các thành viên về cách tổ chức sản xuất, kinh doanh, cách vận hành có hiệu quả mang lại thu nhập ổn định cho các thành viên.

Các thành viên trong HTX luôn xem chị Nga như là bà mối gieo duyên để họ có động lực sản xuất tăng thu nhập cho gia đình. Trong những lúc khó khăn nhất, giá cả thị trường nông sản không ổn định, nhưng chị Nga luôn dành ưu tiên để bao tiêu sản phẩn cho các chị, bởi chị quan điểm rằng: Người ta cần giúp, lúc khó khăn nhất. Điều đó tạo thêm niềm tin yêu đối với chị Nga.

Để đảm bảo sản phẩm cho thị trường, ngoài thành viên của HTX, chị Nga còn vận động thành lập 3 tổ vệ tinh với các tên gọi: “Tổ rau sạch”; “Tổ bí đỏ, bí đao”; “Tổ chuối già lùn”… Tất các các sản phẩm của các tổ đều được chị Nga bao tiêu và bình ổn giá. Ngoài cung ứng cho thị trường siêu thị trong và ngoài tỉnh, chị Nga luôn năng động và nỗ lực tìm kiếm thị trường cho các mặt nông sản sản của địa phương mình, hàng năm chị luôn chủ động ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm số lượng khá lớn với các trường mầm non bán trú, các nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng nông sản sạch trên địa bàn huyện và thành phố Huế mang lại doanh thu 850 triệu đến 1,2 tỷ đồng/năm.

Có những lúc chị Nga cũng gặp áp lực tưởng chừng như muốn dừng lại… Thế nhưng, chị cảm thấy vui khi chị em phụ nữ nghèo bán được sản phẩm, chị có thêm động lực và yêu nghề mình hơn. Mong muốn của chị trong tương lai sẽ tạo được nhiều kênh cung cấp thông tin, liên kết thị trường, tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về nông sản an toàn. Ngoài ra, chị cũng muốn nâng cao năng lực, được bồi dưỡng thêm về kiến thức cho các thành viên trong việc hoạt động sản xuất và kinh doanh, tạo thu nhập cho chị em đồng bào dân tộc, góp phần giảm nghèo bền vững.

Tấm gương vượt khó, vượt lên chính mình của chị Nga đã thêm niềm tin tưởng thắp sáng ngọn lửa khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho hội viên phụ nữ ở miền sơn cước còn nhiều khó khăn này.

Bài, ảnh: An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Tránh mắc vào cạm bẫy

Để mỗi phụ nữ, trẻ em, nhất là phụ nữ vùng cao, biên giới không là nạn nhân của vấn nạn buôn bán người, bóc lột sức lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để phụ nữ tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, vấn nạn đó.

Tránh mắc vào cạm bẫy
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

TIN MỚI

Return to top