Thế giới

Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu

ClockChủ Nhật, 26/06/2022 12:46
TTH.VN - 56 quốc gia thành viên thuộc Khối thịnh vượng chung vừa đưa ra những cam kết rộng rãi trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, cũng như thúc đẩy thương mại vào ngày 25/6 vừa qua, khi kết thúc một hội nghị thượng đỉnh kéo dài một tuần.

Biến đổi khí hậu – mối đe dọa an ninh lớn nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình DươngCắt giảm khí thải của ngành hàng không để đạt được mục tiêu của Thỏa thuận ParisBiến đổi khí hậu đứng sau các mô hình mưa bất thường ở châu Âu

Quốc kỳ của các quốc gia thành viên thuộc Khối thịnh vượng chung. Ảnh minh họa: worldatlas.com/TTXVN

Hội nghị thượng đỉnh Khối thịnh vượng chung được tổ chức từ ngày 20-25/6 tại thủ đô Kigali của Rwanda. Trong đó, chương trình nghị sự tập trung vào các tuyên bố liên quan đến phát triển bền vững, chăm sóc sức khỏe và bình đẳng giới, đồng thời tuyên bố các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung sẽ nỗ lực thực hiện các thỏa thuận quốc tế đã được ký kết trước đó, chẳng hạn như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Tại hội nghị thượng đỉnh, bà Patricia Scotland, người vừa tái đắc cử Tổng Thư ký Khối thịnh vượng chung nói với các phóng viên: "Chúng ta biết rằng, chúng ta đang ở trong tình trạng nguy cấp khi nói đến vấn đề biến đổi khí hậu, và các quốc gia thành viên nhỏ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng có thể mang tính sống còn".

Bên cạnh đó, bà Patricia Scotland cũng ca ngợi giá trị thương mại gia tăng giữa các quốc gia thành viên Khối thịnh vượng chung, đồng thời đưa ra dự báo​​ giá trị thương mại sẽ đạt mức 2 nghìn tỷ USD/năm vào năm 2030, sau sự sụt giảm trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Đáng chú ý, Khối thịnh vượng chung bao gồm khoảng 2,5 tỷ người, tương đương khoảng 1/3 dân số thế giới và hoạt động như một mạng lưới hợp tác với các mục tiêu chung.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Hành động vì động vật hoang dã

Động vật hoang dã (ĐVHD) được ví như một tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Là địa bàn rộng, dân cư đông nên TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hành động vì ĐVHD góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, hạn chế việc tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các sản phẩm ĐVHD.

Hành động vì động vật hoang dã
Return to top