ClockThứ Ba, 02/04/2019 06:45
HỢP TÁC XÃ MÂY TRE ĐAN BAO LA:

Không ngừng sáng tạo để có thêm mẫu mã mới

TTH - Giỏ tre, túi xách, đèn tác, đèn “chum tre bện”, đèn lựu để bàn, đèn chéo… là những sản phẩm mới làm nên sự đa dạng, phong phú sản phẩm mây tre đan Bao La.

Hàng mây tre Bao La sẽ có biểu tượng HuếBiến tre làng thành hàng mỹ nghệMây tre Bao La xuất ngoại

Công nhân có thu nhập từ 4,5-6 triệu đồng/tháng từ nghề đan lát

Đa dạng mẫu mã

Đã ngoài 60 tuổi, bà Nguyễn Thị Mừng ở Bao La, xã Quảng Phú (Quảng Điền) vẫn “bám trụ” với nghề đan lát, luôn có những sáng kiến tạo ra nhiều mẫu sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu thị trường. Sự sáng tạo, tâm huyết với nghề được đền đáp xứng đáng khi mức thu nhập bình quân mỗi tháng của bà Mừng trên dưới 6 triệu đồng.

“Tâm huyết với nghề không chỉ để mưu sinh mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề đan lát truyền thống làng Bao La. Lớp già như tui, hay như ông Nguyễn Minh Luận năm nay đã 75 tuổi vẫn không ngừng sáng tạo mẫu sản phẩm mới, một phần để “đứng vững” trên thị trường, phần khác “truyền lửa” đam mê nghề cho lớp trẻ sau này, không để thất truyền”, bà Mừng trải lòng.

Giám đốc Hợp tác xã Mấy tre đan (HTXMTĐ) Bao La, ông Võ Văn Dinh khẳng định, sáng tạo, cải tiến mẫu sản phẩm mới là yêu cầu tất yếu trong quá trình đổi mới, phát triển sản xuất, kinh doanh. Lợi thế lớn của HTX là ngoài hai nghệ nhân còn có nhiều thợ xuất thân từ gia đình có truyền thống nghề MTĐ.

Những người thợ ngoài miệt mài công việc sản xuất còn dành thời gian tra cứu các mẫu sản phẩm trên mạng internet. Từ các mẫu sản phẩm bằng gỗ, đá… sau khi được tra cứu, những người thợ của HTXMTĐ Bao La đã học tập, cải tiến, sau đó làm bằng tre. Mới đây, HTX được Trung tâm Khuyến công tỉnh hỗ trợ mua sắm máy điêu khắc các họa tiết trên các sản phẩm.

Bình quân mỗi năm, HTXMTĐ Bao La có thêm 40-50 mẫu sản phẩm mới. Đến nay HTX đã có trên 500 mẫu sản phẩm khác nhau làm bằng tre. Trước khi tạo ra sản phẩm mới, HTX gửi mẫu cho khách hàng tham khảo, chấp thuận. Từ trước đến nay hầu hết các sản phẩm mới của HTX đều được các đối tác, thị trường chấp nhận.

Điều ông Dinh chưa hài lòng là trong khi sản phẩm ngày càng cải tiến, tinh xảo, được thị trường ưa chuộng thì số lượng sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng. Khó khăn lớn là số lượng đội ngũ thợ có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu còn hạn chế, chỉ 70 người làm thường xuyên và 40 người theo thời vụ.

Với số lượng nhân công như trên chưa thể tạo ra nguồn sản phẩm lớn theo nhu cầu thị trường, vì vậy thời gian qua HTX đã từ chối nhiều đơn đặt hàng. Đây là một điều đáng tiếc, thiệt thòi rất lớn trong quá trình sản xuất, kinh doanh của HTX trước yêu cầu mới.

Đã có nhà trưng bày sản phẩm

Sản phẩm MTĐ Bao La còn góp phần phục vụ các tour du lịch của huyện Quảng Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Du khách đến với huyện Quảng Điền không thể bỏ qua tham quan làng nghề MTĐ Bao La và mua các sản phẩm về làm quà lưu niệm. Tuy nhiên lâu nay một hạn chế lớn đối với HTXMTĐ Bao La là chưa có nhà trưng bày sản phẩm đảm bảo nhu cầu của du khách tham quan.

Năm 2018, HTX xuất khẩu trên 40 ngàn sản phẩm sang Trung Quốc, Nhật Bản và cung ứng thị trường trong nước thông qua một doanh nghiệp ở Hà Nội làm trung gian; doanh thu 4,1 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước, thu nhập bình quân mỗi lao động từ 4,5-6 triệu đồng/tháng.

Ông Dinh thông tin, mới đây tỉnh đã đầu tư cho HTX xây dựng nhà trưng bày sản phẩm với tổng kinh phí 3,3 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu du khách. Ngôi nhà được xây dựng khang trang, rộng rãi đến nay cơ bản hoàn thiện, dự kiến vào giữa năm nay đưa vào hoạt động. HTX tự trích kinh phí mua sắm các trang thiết bị trang trí phòng trưng bày, giá kệ đặt 500 mẫu sản phẩm.

Riêng huyện Quảng Điền xây dựng nhà xưởng, nhà kho với diện tích 2.500m2. UBND xã Quảng Phú hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng các công trình.

Trong khu vực nhà trưng bày, nhà kho, nhà xưởng được HTX trồng cây cảnh, đào hồ nuôi cá, giữa ao hồ xây dựng chòi lục giác bằng tre (có cầu ra chòi) phục vụ du khách sau khi tham quan nhà trưng bày sản phẩm có thể lưu lại câu cá thư giãn.

HTX MTĐ Bao La đang huy động các nghệ nhân, thợ có tay nghề cao tập trung sản xuất các sản phẩm đảm bảo chất lượng, độ tinh xảo cao nhằm phục vụ trưng bày. Các sản phẩm trưng bày có thể bán khi du khách có nhu cầu mua. Cùng thời điểm, HTX đã chuẩn bị đầy đủ các loại sản phẩm, sẵn sàng tham gia lễ hội Festival Nghề truyền thống Huế năm 2019 sắp đến.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Nghệ thuật Gỗ Óc Chó Việt Á Đông: Khi Sáng Tạo Gặp Chất Lượng

Những năm trở về đây, gỗ óc chó trở thành tâm điểm trong lĩnh vực nội thất và tạo được sức hút đặc biệt khi xuất hiện trong nhiều công trình dự án đẳng cấp. Gỗ óc chó không chỉ đẹp về mặt màu sắc và vân gỗ, mà còn là biểu tượng của sự cao quý và tinh hoa của văn hóa Á Đông.

Nghệ thuật Gỗ Óc Chó Việt Á Đông Khi Sáng Tạo Gặp Chất Lượng
Đổi mới, đột phá trong huấn luyện

Với những chủ trương, giải pháp cụ thể và tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của cán bộ, chiến sĩ, nhiệm vụ huấn luyện năm 2024 được lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh thực hiện thắng lợi với nhiều thành tích nổi bật.

Đổi mới, đột phá trong huấn luyện

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top