ClockThứ Tư, 11/04/2012 05:45

Không thể kịch tính hơn

Nếu đêm 5/4, buổi tổng duyệt chương trình cho đêm khai mạc phải hoãn do cơn mưa chiều kéo dài, vắt qua cả buổi tối, thì đêm khai mạc, ông trời đã thương Huế... đến lạ. Chiều 7/4, khi cơn mưa đầu chiều bắt đầu đến thì có tin sếp nhắn: “Mưa rồi, tha hồ... cảm xúc”. Nhìn cái nỗi “cảm xúc” kéo dài của sếp, đủ biết anh cũng như hàng ngàn, hàng vạn người đang hướng về đêm khai mạc vào buổi tối.

Khai mạc Festival gặp mưa, đó không còn là chuyện lạ đối với Huế. Chỉ là, nếu mưa thì quá tiếc vì những bông pháo hoa sẽ không thể nồng nàn bung ra. Rồi sân khấu mà ướt thì dù cái công vượt khoảng cách địa lý trập trùng của các nghệ sĩ quốc tế, các đoàn nghệ thuật trong nước đã bỏ ra để đến với Huế dù lớn đến mấy, cũng khó để những điệu múa, lời ca thăng hoa cùng phím nhạc. Nhưng trời thương, trước giờ vào lễ 1 tiếng, mưa giảm dần rồi tạnh hẳn. Như chưa hề mưa trước đó, kể cả những cơn gió thoảng lạnh. Điều tuyệt vời ấy kéo dài cho đến hết chương trình nghệ thuật mừng Festival vào hội. Cảm động nhất là cứ qua một lúc là lại có người xuýt xoa: “Trời đẹp quá! Trông răng đừng mưa cho đến hết buổi”.

Và niềm mong ấy đã thành hiện thực. Ấy là nhờ với Festival Huế 2012, chúng ta có được “Thiên thời, địa lợi và nhân hòa”. Và nói như sếp đang đợi bài ở Tòa soạn: “Không thể có một kịch bản nào cho đêm khai mạc kịch tính hơn rứa!”

Thêm một câu chuyện vui làm quà và cũng... không thể kịch tính hơn. Ấy là chuyện ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2012, đã kể: Có một tên trộm từ nơi khác mò về Huế làm ăn dịp lễ này để làm ăn. Hắn lợi dụng sự náo nhiệt của lễ hội trà trộn vào đám đông và tinh vi một tay “động tác giả” chụp hình, một tay “thó” điện thoại di động của một vị khách rất quan trọng của Huế, đó là vị Đại sứ của Argentina. Vụ “làm ăn trót lọt”. Chắc hắn phải mừng lắm. Nhưng xui, “khoảnh khắc vàng” mà hắn “bắt được” của không ngờ đã bị khuôn hình của vị Đại sứ Venezuela đứng phía đối diện lưu lại. Bị mất điện thoại, nhưng Ngài Đại sứ Argentina cũng không nói gì. Chỉ có ngài Đại sứ Venezuela là muốn san sẻ khuôn hình rất đẹp ấy với Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2012. Để rồi, ngay lập tức, lực lượng an ninh đã được huy động với quyết tâm bằng mọi giá phải tìm lại cho được chiếc điện thoại đã bị đánh cắp để trả cho khách quý trước khi ngài rời Huế.

Thật may, cũng nhờ “Thiên thời, địa lợi và nhân hòa” nên trong buổi họp báo giữa kỳ Festival Huế 2012, câu chuyện của ông Ngô Hòa đã kết thúc rất có hậu. Tên đạo chích đã bị bắt và “châu” lại “về hợp phố”.

Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảm hứng phát triển du lịch từ Festival Huế

Cách nay 10 năm, trong một bài viết trên Tạp chí Sông Hương, nhà nghiên cứu Bửu Nam cho rằng, các festival năm chẵn đã quá phong phú và đa dạng tới mức người thưởng thức bội thực. Đã đến lúc, cần xây dựng Huế trở thành thành phố festival đích thực và đúng nghĩa, sống được bằng cách tổ chức những festival liên tục.

Cảm hứng phát triển du lịch từ Festival Huế
Từ Festival Huế đến Huế Festival

Festival Huế đã trở thành sự kiện văn hóa - du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế. Đó là sự nỗ lực lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm phát huy tiềm năng văn hóa, du lịch của địa phương.

Từ Festival Huế đến Huế Festival
Hào hứng nhập cuộc

“Bước chân ra ngõ là gặp hội”, không khí ấy khiến Huế rộn ràng suốt mấy ngày qua và người dân cũng không còn thờ ơ với festival như những kỳ đầu. Họ đã nhập cuộc một cách hào hứng.

Hào hứng nhập cuộc
Festival Huế và hơn thế nữa

Festival Huế 2016 đã kết thúc, trong những ngày diễn ra lễ hội, chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ công chúng. Thừa Thiên Huế Cuối tuần số này xin giới thiệu góc nhìn về Festival Huế của bà Tạ Thị Ngọc Thảo - một doanh nhân thành đạt gắn bó với Huế.

Festival Huế và hơn thế nữa
Return to top