ClockThứ Tư, 16/06/2021 14:55
Hưởng ứng Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Sáng tạo lý luận của Đảng từ thực tiễn đổi mới

TTH - Về thực hiện thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, trong bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản” [1].

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối đúng đắnNhững kết quả đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội XII có ý nghĩa cực kỳ quan trọngXây dựng Bộ tiêu chí về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

May xuất khẩu tại Công ty TNHH MSV Khu công nghiệp Phú Bài. Ảnh: MC

Như chúng ta biết, kinh tế thị trường là thành quả của cách mạng tư sản, là sản phẩm của văn minh nhân loại.

Ở Việt Nam, muốn thực hiện thành công thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì không thể thiếu vắng nền kinh tế thị trường, nhưng kinh tế thị trường mà Đảng ta xây dựng là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một sáng tạo lý luận của Đảng ta qua thực tiễn đổi mới của đất nước.

Trước đổi mới (1986), khi chúng ta đang thực hiện thời kỳ quá độ với một nền kinh tế có kế hoạch thì nhiều luận điểm xuyên tạc, chê bai chúng ta quay lưng với kinh tế thị trường và đồng nhất với việc quay lưng với nhân loại. Khi chúng ta thực hiện đường lối đổi mới đất nước với lộ trình thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, đa hình thức sở hữu đến việc thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì các thế lực thù địch quay sang vu khống, xuyên tạc bằng những luận điểm rằng, Việt Nam đổi mới là đổi màu, đi theo kinh tế thị trường là từ bỏ chủ nghĩa xã hội để theo chủ nghĩa tư bản, cũng có ý kiến cho rằng kinh tế thị trường chúng ta thêm vào định hướng xã hội chủ nghĩa là chiết trung, không đúng với bản chất của kinh tế thị trường...

Vậy, thực chất của những ý kiến trên là gì? Chúng ta hiểu đúng nội dung, bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như thế nào?

Phải khẳng định dứt khoát rằng, những ý kiến trên là những sai lầm chủ quan lẫn khách quan. Sai lầm khách quan là chưa hiểu rõ, hiểu được bản chất của định hướng xã hội chủ nghĩa, hiểu cơ học, máy móc, siêu hình, thậm chí cực đoan rằng, kinh tế thị trường ra đời trong cách mạng tư sản nên chỉ có chủ nghĩa tư bản mới được quyền sử dụng, chủ nghĩa xã hội chỉ sử dụng kinh tế có kế hoạch; và ai sử dụng kinh tế thị trường sẽ đồng nhất với việc đi theo chủ nghĩa tư bản.

Đối với những ý kiến sai lầm chủ quan, chính là sự ác ý, cố tình xuyên tạc, bóp méo lý luận, thù hằn với chế độ xã hội chủ nghĩa, phủ nhận thành quả của công cuộc đổi mới và sáng tạo lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Như chúng ta biết, kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại nên nó không độc tôn riêng cho một ai, không thuộc riêng về một quốc gia hay chế độ nào. Đã là thành tựu văn minh nhân loại thì tất cả các quốc gia, dân tộc đều có quyền sử dụng, cho dù đó là chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội. Tùy theo mục tiêu khác nhau của từng quốc gia, dân tộc và thể chế chính trị mà xây dựng những đặc trưng khác nhau. Đảng ta thấm nhuần phương pháp biện chứng và nắm vững quan điểm phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin luôn xuất phát từ thực tiễn, tổng kết thực tiễn để đúc rút thành lý luận, bổ sung vào lý luận, không xem một cái gì là nhất thành bất biến, như Tổng Bí thư khẳng định: “Việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển”.

Về bản chất, nội dung và ý nghĩa của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được Tổng Bí thư chỉ rõ, đó là: “Nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: Sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối”.

Tính định hướng xã hội chủ nghĩa chính là: "Phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Điều đó có nghĩa là: không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xoá đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường với đầy đủ các nội dung của nó như giá trị quyết định giá cả, giá cả do thị trường quy định, quan hệ giữa các chủ thể kinh tế là bình đẳng... Các thành phần kinh tế tự do cạnh tranh trong khuôn khổ của pháp luật. Tuy nhiên,“kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.

Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng ta đã đánh giá đúng vai trò, vị trí của kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ, là điều kiện cần thiết cho sự phát triển xã hội, đó là yếu tố giữ vai trò quan trọng chứ không phải là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề của sự phát triển xã hội. Bởi vì, kinh tế thị trường cũng có những giới hạn nhất định của nó. Chỉ có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới khắc phục được những hạn chế để đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện thành công thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

TS. Nguyễn Thế Phúc

(Trưởng Khoa Lý luận chính trị, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế)

[1] Tất cả các đoạn văn in nghiêng trong ngoặc kép được trích dẫn từ bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam"

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp
Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng?

Sau năm 2022 cực kỳ thành công khi cả doanh thu và lợi nhuận đạt giá trị 487,1 triệu USD (BlueWeave Consulting), tưởng chừng thị trường văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng Việt Nam sẽ tận dụng đà hồi phục để bùng nổ hơn nữa trong năm 2023 nhưng báo cáo tài chính của ngành hàng này vừa cho thấy kết quả ngược lại.

Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng
Giá vàng sáng 16/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 16/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Giá vàng sáng 16 4

TIN MỚI

Return to top