ClockThứ Tư, 16/04/2014 00:06

Lần đầu cho ca Huế

Hãy khoan nói đến dân ca quan họ Bắc Ninh, ca trù hay hát xoan Phú Thọ, sự kiện nhã nhạc cung đình Huế và mới đây nhất là đơn ca tài tử Nam Bộ được công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại khiến cho những ai yêu mến ca Huế chạnh lòng. Ca Huế từ nhã nhạc mà ra và chính ca Huế đã đặt lời cho làn điệu nổi tiếng của nhã nhạc cung đình. Còn nguồn gốc của đờn ca tài tử Nam Bộ là từ ca Huế có pha lẫn âm nhạc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Vậy thì, tại sao không tạo điều kiện để ca Huế cũng trở thành di sản?

Theo các nhà nghiên cứu, ca Huế có hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống “hơi” diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Bài bản có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố “chuyên nghiệp” bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt (tranh, tỳ, nhị, nguyệt, tam), xen với bầu, sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền. Kỹ thuật đàn và hát đặc biệt tinh tế nhưng ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương.
Cụ Ưng Bình, người có công đầu trong việc sáng tác và lưu truyền cho rằng, ca Huế là cái riêng có của xứ Huế, với không gian kéo dài từ đèo Ngang đến Hải Vân. Ra khỏi khoảnh đó thì đã là xứ Nghệ, xứ Thanh hay xứ Quảng... Chỉ có thanh âm con người xứ Huế mới hợp với điệu ca này, còn ngoài ra nếu có thì cũng “trọ trẹ” do đặc thù âm sắc vùng miền chi phối. Xem chừng, hầu hết thú vui của người Huế đều gắn bó với Hương Giang. Nào đua thuyền và thả thơ, nào ngủ đò và ca Huế, tất cả đều diễn ra trên sông Hương. Nghe ca Huế trên sông Hương là món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế, có chút lòng với Huế cũng đều muốn thưởng thức. Hình ảnh cô đầu ca Huế trên đò sông Hương đã trở thành một trong những biểu tượng cho xứ Huế.
Một thời ngắn ngủi khó khăn, ca Huế vất vưởng. Thế nhưng món ăn tinh thần xứ Huế đã không mất đi mà đang ngày càng phát triển. Ngay từ năm 1980 đã xuất hiện ở Huế một địa điểm ca Huế hằng đêm ở 47 Trần Hưng Đạo. Sau đó Câu lạc bộ Ca Huế (trực thuộc Trung tâm văn hóa Huế), do ông Võ Quê làm chủ nhiệm được thành lập, cho đến năm 2014 này đã là 31 năm. Cũng bắt đầu từ đó ca Huế được biểu diễn rộng khắp, bên cạnh ca Huế trên sông Hương còn có ca Huế thính phòng. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập Trung tâm Quản lý và tổ chức biểu diễn ca Huế. Đội ngũ ca Huế cũng trở nên đông đảo hơn nhiều với khoảng 500 ca sĩ và nhạc công, trong đó vẫn còn những trụ cột còn lại của ca Huế như Minh Mẫn, Kim Vàng, Thanh Tâm…
Khi mà ca Huế vì nhiều lý do khác nhau đang ít nhiều bị phôi phai trong tâm trí bao kẻ mến mộ thì “Âm sắc Hương Bình” trong Festival Huế 2014 được xem là chương trình sân khấu hóa đặc sắc nhằm tôn vinh những giá trị của nghệ thuật ca Huế, tôn vinh các bậc nghệ nhân tiền bối; khẳng định chất lượng nghệ thuật cũng như bản sắc độc đáo của nghệ thuật ca Huế. Lần đầu cho ca Huế nhưng đó là bước đi quan trọng trong lộ trình tiến tới hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đưa ca Huế có vị thế xứng tầm với Nhã nhạc, Quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Hát xoan hay Đờn ca tài tử của Nam Bộ.
Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top