ClockThứ Bảy, 14/04/2012 06:13

Lang thang Đêm Hoàng cung

Cả đoạn đường từ cung Trường Sanh đến Duyệt Thị Đường náo nức, rộn ràng. Du khách đang chứng kiến một sự kiện lạ, hấp dẫn. Đám cưới một công chúa triều Nguyễn đang đi qua đây.

Thấp thoáng những chiếc đèn lồng. Tiếng trống múa lân rộn ràng, tiếng vó ngựa lộc cộc, với rất nhiều diễn viên trong vai quan quân triều đình, cung nữ cùng đội nhạc đang tham gia rước dâu.

Chương trình được bắt đầu từ cung Trường Sanh, nơi ở của hoàng thái hậu, thái hoàng thái hậu vào cuối triều Nguyễn. Một đám cưới hoành tráng, đủ lễ nghi của Hoàng tộc. Phò mã uy nghi, cưỡi ngựa đi trước, theo sau là một cỗ xe ngựa có rèm che. Công chúa xinh đẹp, e lệ ngồi phía sau rèm, hai bên có hai cung nữ theo hầu. “Cành vàng, lá ngọc” còn rất trẻ. Thời nhà Nguyễn, công chúa tròn 16 tuổi là vua cha đã tìm người môn đăng hộ đối để gả chồng. Do vậy, đa số họ không lấy được người mình yêu. Vì thế nên nàng công chúa này lên xe hoa mang theo gương mặt ngỡ ngàng, hồi hộp, lo âu. 

Đám rước theo lộ trình dọc theo các đường dẫn trong cung sang Duyệt Thị Đường rồi quay về và kết thúc ở cung Trường Sanh. Rất nhiều công chúng vừa tham gia đoàn rước dâu, vừa đứng chật cứng ở hai bên đường để chứng kiến nghi lễ đám cưới công chúa triều Nguyễn. Không khí náo nức, tưng bừng đã làm chú ngựa cỗ xe chở công chúa có vẻ sợ hãi, dùng dằng mãi mới tiếp tục bước đi.

Điện Cần Chánh rực rỡ trong ánh đèn sân khấu, réo rắt với vũ khúc cung đình. Hàng trăm du khách đang dự dạ nhạc tiệc. Đây là nơi vua Nguyễn tổ chức lễ thiết triều vào các ngày mùng 5, 10, 20 và 25 âm lịch hàng tháng. Ngoài ra điện còn là nơi để vua tiếp đón các sứ bộ quan trọng, nơi tổ chức các buổi tiệc tùng trong những dịp khánh hỷ. Đêm hoàng cung có khoảng 700 du khách thưởng thức yến tiệc với các cung phi, thị nữ, lễ quan, nhạc quan, quan binh... trong Tam cung Lục viện, đã khiến không gian sân khấu hóa vừa mang vẻ đẹp oai phong, vừa lãng mạn, gợi nhớ về cuộc sống xa hoa, sang trọng một thời của triều đình nhà Nguyễn. Mấy ai biết rằng, bên ngoài cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của vua chúa ở điện Cần Chánh, ngay bên trong khu vực này, trên nền Càn Thành, đang tái hiện đời sống cung nữ trong Tử cấm thành. Mỗi gian phòng tượng trưng cho nơi ở của cung nữ. Đang náo nức với không khí yến tiệc cung đình. Bước vào đây, du khách sẽ có cảm giác nặng nề, ngột ngạt, se sắt bởi sự héo hon, tủi phận hiện rõ trên từng khuôn mặt cung nữ.

Du khách có thể nhẹ nhõm hơn khi rời khỏi Tam cung Lục viện để hòa mình vào các trò chơi cung đình Huế ở khu vực trường lang, nền Khôn Thái. Bên cạnh cụ đồ ngồi viết thư pháp là trò chơi thả thơ. Người chơi chiến thắng bằng trí tuệ, sự nhanh trí và vốn kiến thức uyên thâm về thi phú của tầng lớp nho sĩ đất thần kinh xưa. Các cuộc thả thơ ở Huế xưa thường được tổ chức nơi phủ đệ của các ông hoàng, bà chúa hay ở các thi xã, tao đàn, nay được tái hiện ngay chốn cung đình, càng tăng vẻ tôn nghiêm của thú chơi đặc sắc của đất kinh kỳ.

Dưới sự hướng dẫn của các nhân viên phục vụ trong trang phục của cung nữ và thị vệ, nhiều du khách đã mê mẩn với trò chơi đổ xăm hường, một trò chơi thể hiện khát vọng học hỏi và ước mơ đỗ đạt của người Huế. Nhiều du khách,chủ yếu là thanh niên, lại hào hứng với trò chơi đầu hồ. Đây là trò chơi thư giãn. Người chơi ném những mũi tên vào một mảnh ván gọi là con ngựa, sao cho mũi tên bật lên cao và bay lọt vào miệng chiếc bình gỗ cổ cao đặt cách mảnh ván không xa. Đây là trò chơi khó phải khéo léo mới thực hiện được. Ðầu hồ là một trò chơi phổ biến trong cung vua, phủ chúa, nhưng không thấy lan truyền trong dân gian.

Du khách rời lễ hội trong tâm trạng luyến tiếc. Những sinh hoạt văn hóa cung đình Huế xưa đã cách xa hậu thế hàng trăm năm, nhưng vẫn sống mãi trong ký ức của người Việt Nam qua mỗi Đêm Hoàng cung trong mỗi kỳ Festival Huế.

Đinh Hoàng Xuân Hồng

Người cung nữ đang ngóng trông về quê nhà

Than thân trách phận cùng cây đàn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top