ClockThứ Năm, 04/11/2021 18:40

Lấy ý kiến thông qua Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

TTH.VN - Chiều 4/11, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì Hội nghị lấy ý kiến thông qua Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Cử tri Nam Đông mong di dời ra khỏi các vùng sạt lở để đảm bảo an toànKéo dài hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2025Phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiQuốc hội thảo luận tại tổ hai dự án luật và biểu quyết một nghị quyếtKhai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiTăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển KTXHĐẩy mạnh giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tại hội nghị

Hội nghị lần này đã rà soát và lấy ý kiến của các đơn vị liên quan lần cuối để thông qua đề án. Sau khi nghe Ban Dân tộc báo cáo dự thảo Đề án, nhiều ý kiến cho rằng, đối với mục tiêu đến năm 2025, cần nâng cao về tỷ lệ sử dụng nước sạch; có chỉ tiêu cụ thể về đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS phù hợp với tỷ lệ dân số là người DTTS ở địa phương. Về chỉ tiêu 20% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng, ngành văn hóa cho rằng, việc thành lập các câu lạc bộ thì có thể thực hiện được nhưng duy trì hoạt động thường xuyên, có chất lượng thì khó có thể thực hiện đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, cần đánh giá lại chỉ tiêu này...

Hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới cho rằng, về chỉ tiêu tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại cần được xem xét lại vì với điều kiện hiện tại ở khu vực miền núi, dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại cho người dân khó đảm bảo.

Kết luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đơn vị. Ban biên tập Đề án cần nghiên cứu để hoàn chỉnh Đề án cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, Đề án phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng năm 2030 là Chương trình lớn của Đảng và nhà nước. Trong đó việc xác định các nhiệm vụ trọng tâm cũng như mục tiêu đến năm 2030 của Đề án có ý nghĩa then chốt. Sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đối với công tác dân tộc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 sẽ tác động tích cực và quyết định đến sự thành công của Đề án phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng năm 2030.

Tin, ảnh: Ngọc Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
A Lưới đẩy mạnh phong trào Ngày Chủ nhật xanh

Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” trên địa bàn huyện miền núi A Lưới đã nhanh chóng lan tỏa và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần trong việc thay đổi diện mạo nông thôn, làng bản vùng biên giới; nâng cao ý thức của người dân, đồng bào thiểu số trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa.

A Lưới đẩy mạnh phong trào Ngày Chủ nhật xanh
Return to top