ClockThứ Bảy, 11/06/2022 13:30

Lợi thế từ trồng lúa theo chuỗi giá trị

TTH - Trong khi nhiều nông dân đang gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm thì mô hình liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị trong vụ đông xuân tại thôn Gia Viên, xã Phong Hiền (Phong Điền) ổn định đầu ra sản phẩm.

Triển vọng từ giống lúa mới JO2Được mùa lúa hè thu

Đưa máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa

Để giúp bà con nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, vụ đông xuân 2021-2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ đội sản xuất thôn Gia Viên quy hoạch, xây dựng cánh đồng sản xuất tập trung giống lúa ST24 với tổng diện tích 10ha. Trung tâm cùng với thôn Gia Viên liên kết với Công ty  CP Vật tư nông nghiệp tỉnh tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Theo hợp đồng liên kết sản xuất, công ty cung ứng giống, vật tư, phân bón và bao tiêu sản phẩm cho các hộ tham gia mô hình.

Ngay từ đầu vụ, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ, tổ chức sản xuất theo quy trình đã thống nhất nhằm đạt chất lượng lúa thương phẩm theo tiêu chuẩn của công ty. Ban điều hành đội sản xuất cùng cán bộ khuyến nông hướng dẫn, vận động bà con tham gia gieo cấy đồng loạt, chăm sóc và bón phân đúng quy trình. Năm nay dù ảnh hưởng của thời tiết bất lợi, lũ lụt trái mùa giữa tháng 4 và trận giông lốc đầu tháng 5, nhưng năng suất lúa vẫn đạt khoảng 3 tạ/sào (6 tấn/ha).

Giống lúa ST24 có khả năng chống chịu sâu bệnh, đổ ngã rất tốt, hạn chế tối đa thiệt hại do mưa lũ. Hầu hết các hộ tham gia mô hình liên kết đều tỏ ra phấn khởi khi không chỉ ổn định năng suất mà còn không bị tư thương ép giá sản phẩm; lợi nhuận cao hơn lúa ngoài mô hình khoảng 6,5 triệu đồng/ha.

Ông Bùi Tuấn, Trưởng thôn Gia Viên chia sẻ, tham gia mô hình mới này, nông dân thôn Gia Viên tổ chức sản xuất lúa tập trung theo cánh đồng lớn, gieo sạ cùng một loại giống lúa ST24, thuận tiện cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu làm đất, gieo sạ, thủy lợi đến thu hoạch. Lúa gặt xong, đưa về nơi tập kết và bán tại chỗ theo đơn giá đã hợp đồng 7.000đồng/kg lúa tươi. “Được bao tiêu sản phẩm, chúng tôi không phải vất vả phơi thóc như trước, lại có đầu ra ổn định nên yên tâm sản xuất”, ông Tuấn phấn khởi.

Theo ông Bùi Tuấn, mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa tiếp tục được nhân rộng trong các vụ tới. Địa phương đang hướng đến sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu lúa gạo chất lượng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững; từ đó hạn chế tình trạng thụ động trong tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân yên tâm về đầu ra. Đồng thời, giúp nông dân thay đổi thói quen sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, hướng đến sản xuất tập trung theo cánh đồng lớn nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên cùng đơn vị canh tác.

Phó Giám đốc Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh, ông Trần Đức Tôn thông tin, công ty tiếp tục liên kết với thôn Gia Viên và một số đơn vị, HTX, địa phương trên địa bàn tỉnh nhân rộng mô hình sản xuất lúa chất lượng trong các vụ tới. Công ty tạo điều kiện cung ứng giống, vật tư, phân bón, hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất lúa an toàn, hướng đến sản xuất lúa gạo hữu cơ nhằm cung ứng thị trường tiêu thụ ngày càng khắt khe.

Theo Sở NN&PTNT, trên địa bàn tỉnh hiện nay có khoảng 560ha lúa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, 53ha sản xuất theo hướng hữu cơ theo chuỗi giá trị. Đây là mô hình đang được ngành nông nghiệp cùng các địa phương tiếp tục hỗ trợ nông dân liên kết với các doanh nghiệp, HTX sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn; liên kết theo chuỗi giá trị nhằm tạo điều kiện đầu ra thuận lợi, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm lúa gạo đáp ứng nhu cầu thị trường, hướng đến xuất khẩu.

Bài, ảnh: Thế Kiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
Nông dân Phong Điền trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ngày 6/4, đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam do ông Nguyễn Tiến Cường, Quyền Trưởng Ban Kinh tế-Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với HND huyện Phong Điền và kiểm tra một số mô hình nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Phong Điền trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top