ClockThứ Năm, 26/05/2022 06:45

Lồng ghép nguồn lực ứng phó thiên tai

TTH - Đầu tư mạng lưới quan trắc, nâng cao hiệu quả dự báo và thường xuyên theo dõi, cập nhật tin tức mới được xem là giải pháp lâu dài cho các địa phương trong công tác ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Từ ứng phó đến chủ động phòng ngừa thiên taiTiếp tục các phương án ứng phó mưa lũ

Thi công trạm rada quan trắc dự báo lưu lượng mưa tại hồ thủy điện Bình Điền

Cực đoan, dị thường

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, những tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã ảnh hưởng 11 đợt không khí lạnh có cường độ trung bình đến mạnh, 1 đợt nắng nóng và 3 đợt mưa lớn. Việc xuất hiện các đợt mưa khi bước vào mùa khô đã gây thiệt hại khá lớn đối diện tích sản xuất nông nghiệp với 2/3 diện tích lúa toàn tỉnh bị ảnh hưởng.

Số liệu của Đài khí tượng Thủy văn (KTTV) tỉnh, lượng mưa từ tháng 1 đến tháng 5 vượt 1,9 đến 2,7 lần trung bình nhiều năm (TBNN) cùng kỳ. Đặc biệt, có 2 đợt mưa đầu tháng 4 và đầu tháng 5 đã gây thiệt hại nặng cho các địa phương với tổng lượng mưa phổ biến từ 200-500mm, có một số nơi cao như hồ Thủy Yên 558mm, Hương Sơn 653mm, Hương Nguyên 635mm.

Lũ trái mùa xuất hiện trên tất cả các sông trên địa bàn tỉnh. Gió mạnh cộng với triều cường làm khả năng thoát lũ trên các sông chậm. Đây là đợt mưa có tổng lượng mưa, cường độ lớn rất hiếm gặp trong mùa khô (hơn 60 năm mới xuất hiện).

Mưa lớn xảy ra toàn tỉnh đã gây ra đợt lũ trên tất cả các sông trong tỉnh. Trong thời điểm từ tháng 1 đến tháng 4 mực nước và dòng chảy các sông vùng đồng bằng đều cao hơn TBNN. Các sông vùng núi thấp hơn so với TBNN, lưu lượng trung bình các sông vùng núi đạt 160-792% so với TBNN.

Các số liệu quan trắc, đo đếm giúp vận hành hồ Tả Trạch an toàn, hiệu quả

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Đài KTTV tỉnh nhận định, thời tiết năm 2022 với hiện tượng ENSO dự báo có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina từ nay đến các tháng đầu mùa đông, xác xuất khoảng 55-65%. Theo dự báo từ nay đến cuối năm, trên khu vực Biển Đông có khoảng 10-12 cơn bão và ATNĐ, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta khoảng từ 4-6 cơn, thấp hơn đến xấp xỉ so với TBNN. Từ tháng 8-11, có xu hướng ở mức xấp xỉ so với TBNN, các tháng 5-7 và 12 có khả năng thấp hơn TBNN; cần đề phòng bão xảy ra dồn dập và có cường độ mạnh trong những tháng cuối năm và tác động trực tiếp đến địa bàn tỉnh. Từ tháng 8- 9, mực nước các sông giảm thấp, khả năng xuất hiện mực nước thấp nhất trong năm trên một số sông. Trong khi lưu lượng trung bình các sông vùng núi cao hơn từ 20-40% so với TBNN. Giữa tháng 9 đến cuối tháng 11 là thời kỳ mùa lũ chính vụ, trên các sông xuất hiện 3-5 đợt lũ, cần đề phòng lũ xuất hiện muộn trong tháng 12.

Tăng cường mạng lưới quan trắc

Ông Nguyễn Văn Hùng cho biết, những năm qua, mạng lưới quan trắc mưa tăng dày, các thông tin, dữ liệu KTTV đã được các cấp sử dụng phục vụ xây dựng kế hoạch PCTT, phục vụ quy hoạch, thiết kế, thi công các công trình và phục vụ công tác chỉ đạo vận hành hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện đúng với quy trình vận hành đã được phê duyệt. Thời gian đến, cần tiếp tục tăng dày hơn nữa mạng lưới quan trắc đo mưa tự động trên địa bàn, trạm đo mưa nước trên địa bàn tỉnh, đặc biệt các doanh nghiệp để giám sát tình hình thiên tai.

Các cơ quan chức năng chia sẻ dữ liệu từ Dự án vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Khai thác, sử dụng thông tin về thiên tai trên cơ sở khoa học, tránh sử dụng các thông tin giả, thiếu căn cứ tràn lan trên mạng xã hội.

“Khả năng của khoa học dự báo KTTV còn những điểm bất khả kháng như dự báo mưa, bão, trong khi BĐKH toàn cầu làm các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng và trái với quy luật cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức”, ông Hùng nói.

Năm 2022, Quỹ cộng đồng PCTT hỗ trợ cho tỉnh 10 trạm đo mưa tự động, xây dựng 3 bể bơi với tổng kinh phí tài trợ 1,8 tỷ đồng triển khai ở các địa phương Phú Lộc, Quảng Điền và Hương Trà. Năm 2021, 8 trạm đo mưa Vrain phục vụ cộng đồng PCTT đã được triển khai lắp đặt ở các địa phương. Vị trí lắp đặt được bố trí ở trạm UBND xã Hương Sơn, trạm UBND xã Hương Phú, trạm UBND xã Thượng Quảng thuộc huyện Nam Đông (thượng nguồn hồ Tả Trạch); trạm UBND xã Bình Tiến, thuộc thị xã Hương Trà (thượng nguồn hồ Bình Điền); trạm Vườn Quốc gia Bạch Mã; trạm Đồn Biên phòng Lăng Cô, trạm Đồn Biên phòng cảng Chân Mây thuộc huyện Phú Lộc và trạm Văn phòng Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hương Thủy thuộc thị xã Hương Thủy.

Hệ thống trạm đo mưa tự động bao gồm các cảm biến đo mưa, hệ thống thu thập, xử lý, truyền dữ liệu và tủ kỹ thuật; trụ giá đỡ cảm biến đo mưa và lắp đặt chương trình quản lý, theo dõi, giám sát truyền dữ liệu… sẽ kịp thời cung cấp số liệu quan trắc cho công tác dự phòng, chỉ huy PCTT tại các địa phương.

Ông Đặng Văn Hòa, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh thông tin, thời gian qua, UBND tỉnh đã không ngừng nỗ lực, huy động mọi nguồn lực, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ PCTT, lồng ghép các dự án, đề án như chương trình nông thôn mới, đề án tái cơ cấu nông nghiệp, giảm nghèo bền vững, chương trình quốc gia thích ứng với BĐKH, chương trình di dân vùng sạt lở, lũ quét thực hiện các nội dung điển hình về PCTT. Đồng thời, tích hợp sử dụng, kết nối các hạ tầng đô thị thông minh, hệ thống thông tin địa lý GIS Huế, ứng dụng phản ánh trực tuyến Hue-S góp phần nâng cao năng lực PCTT.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn
Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô

Nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN), phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tổ chức nạo vét kênh mương, hệ thống thủy lợi, xây dựng lại cơ cấu cây trồng để thích ứng kịp thời trong điều kiện khô hạn và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng vùng đất.

Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Return to top