Lùm Chánh Đông đón bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh
Lễ công bố quyết định và đón bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh lùm Chánh Đông diễn ra sáng 29/6 tại P. Thủy Châu (TX. Hương Thủy).
Ông Bùi Thanh Dũng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao (thứ 2, trái qua) trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh cho đại diện lãnh đạo P. Thủy Châu
Thôn Chánh Đông xưa còn gọi là Đông Lâm, thuộc làng Thần Phù, tổng Lương Văn, huyện Hương Thủy.
Dưới thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng đã xây dựng tại đây một tòa hành cung để nghỉ ngơi trong những chuyến du ngoạn, săn bắn gọi là Thần Phù.
Đến thời vua Thiệu Trị, hành cung được mở rộng với quy mô bề thế hơn, được nhà vua xếp vào 1 trong 20 thắng cảnh nổi tiếng của đất Thần kinh. Dấu tích còn lưu lại đến ngày nay là tấm bia “Đông Lâm dực điểu” đặt bên bờ sông Lợi Nông.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, rừng Đông Lâm còn được gọi là lùm Chánh Đông để chỉ một vùng căn cứ cách mạng thuộc địa bàn xã Minh Thủy (nay là P. Thủy Châu, TX. Hương Thủy).
Với vị trí trọng yếu án ngữ cửa ngõ phía Nam thành phố Huế, lùm Chánh Đông có thể kiểm soát cả một vùng đồng bằng rộng lớn của 2 huyện Hương Thủy và Phú Vang, thuận lợi cho việc tập kết, tổ chức lực lượng, tiến thoái của quân ta trong các trận đánh, đồng thời cho thấy sự mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta trong chiến tranh du kích, lấy ít địch nhiều, dựa vào địa hình và những yếu tố thuận lợi của tự nhiên để đánh địch.
Từ những giá trị lịch sử của căn cứ lõm lùm Chánh Đông, ngày nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân P. Thủy Châu, TX. Hương Thủy đã dựng bia lưu niệm, ghi dấu về “một địa chỉ đỏ” của quân và dân ta trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, làm nơi giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Dịp này, UBND P. Thủy Châu công bố thành lập Ban quản lý Di tích lịch sử lùm Chánh Đông, qua đó tạo sự kết nối, chung tay giữa chính quyền và người dân trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích.
Tin, ảnh: Hàn Đăng
- Ứng dụng công nghệ số trong văn hóa di sản là cầu nối gần hơn với du khách (18/08)
- Vụ cháy di tích Quốc Tử Giám: Hiện vật không bị ảnh hưởng (18/08)
- Ra mắt Đội hát múa Sắc bùa làng Phò Trạch (18/08)
- Vấn nạn sách giả: Bào mòn văn hóa đọc của người Việt (18/08)
- Hỏa hoạn bên trong Quốc Tử Giám (17/08)
- Kiến nghị mở rộng diện tích khai quật di tích núi Bân (17/08)
- Triển lãm mỹ thuật 38 tác phẩm chào mừng Đại hội các chi bộ (16/08)
- Bà Dao Ánh sẽ trao hơn 300 bức thư tình cho gia đình Trịnh Công Sơn (16/08)
-
Du khách than phiền dịch vụ ca Huế trên sông Hương
-
Đêm nghe ca Huế trên dòng Hương
-
“Vì sao tôi không viết hồi ký”
-
Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người xứ Huế
-
Lễ hội “Hương xưa làng cổ” năm 2022 thu hút du khách
-
Người lao động chữ nghĩa sẽ chẳng có lý do ngần ngại khi cầm bút
-
Ấn tượng với cảnh quay về Huế trong “Em và Trịnh”
-
Gấp rút chuẩn bị lễ hội “Hương xưa làng cổ” năm 2022
-
Người Huế
-
Âm nhạc đường phố
-
Du khách than phiền dịch vụ ca Huế trên sông Hương
-
Du thuyền triều Nguyễn qua vài tư liệu xưa
-
Bảo tàng Mỹ thuật Huế tiếp nhận bộ sưu tập tranh dân gian
-
Bà Dao Ánh sẽ trao hơn 300 bức thư tình cho gia đình Trịnh Công Sơn
-
Hỏa hoạn bên trong Quốc Tử Giám
-
Triển lãm mỹ thuật 38 tác phẩm chào mừng Đại hội các chi bộ
-
Kiến nghị mở rộng diện tích khai quật di tích núi Bân
-
Khai mạc triển lãm con giống
-
Theo dấu văn bia
-
Mơ nằm nghe mưa trong căn nhà cổ