ClockThứ Tư, 26/03/2014 21:48

Mỗi người hãy là công dân của thành phố Festival

Đầu tiên là tham gia quảng bá, giới thiệu về Festival Huế trong cả nước và trên phạm vi quốc tế. Mỗi người dân Huế phải là một sứ giả của Festival Huế mọi lúc, mọi nơi. Xuất phát từ tấm lòng yêu Huế, tự hào về Huế, chỉ cần người Huế đi đây đi đó, hay gọi điện thoại cho bạn bè bốn phương, mời họ về thăm Huế, tham gia Festival Huế, thì chúng ta sẽ có thêm hàng chục vạn du khách. Hay người Huế định cư ở Pháp, Mỹ, Anh, Nga, Úc… rủ bạn bè của mình về Huế tham dự Festival, cũng là một đầu mối quảng bá có hiệu quả.

Người dân tham gia chợ quê ngày hội. Ảnh: Tuệ Ninh

Thứ hai là mỗi gia đình ở Huế hãy là người đón tiếp bạn bè mình khắp nơi về dự Festival. Gia đình tôi mùa Festival Huế nào cũng đón tiếp một hai nhà văn, nhà thơ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hay các tỉnh về dự Festival. Vì nhà văn đa số là nghèo, hơn nữa vào mùa Festival, khách sạn Huế đông chật, nên tiếp đón bạn bè ở nhà mình là để anh em yên tâm dự Festival, hơn nữa là giúp các cơ quan chức năng giải quyết chỗ ở ,cũng như trật tự trị an trong mùa Festival.

Thứ ba, người dân Huế thực sự là người tham gia vào các chương trình lễ hội như Chợ quê ngày hội ở Cầu Ngói Thanh Toàn, Hương xưa làng cổ ở Phước Tích… Trong những chương trình này, người dân chính là “diễn viên” không chuyên. Nhiều hoạt động trong các kỳ Festival vừa qua từng mời hàng ngàn người dân tham gia như: đua thuyền, chơi cờ người, lễ hội thả diều, lễ hội đường phố... Và thông qua nhiều hoạt động phục vụ cho Festival, người dân sẽ được hòa mình với du khách bằng việc cung cấp sản phẩm do mình làm ra, từ thực phẩm, hàng lưu niệm cho đến hàng thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt, chương trình “Phố đêm” - điểm nhấn của Festival 2014 - lần đầu tiên xuất hiện xung quanh Hoàng thành sẽ có các hoạt động do người dân tổ chức, để từ anh xích lô, chị bán rau, người bán chè, người vẽ tranh… đều thấy Festival mang lại lợi ích cho chính gia đình mình. Hay mọi người đi ra phố cổ vũ cho những chương trình quảng diễn đường phố như Nghệ thuật sắp đặt lửa Carabosse; Hoạt động đường phố thêm sôi động với dàn nhạc Nadarzyn - Ba Lan; múa trống Eisa Okinawa (Nhật), hay cà kheo Bỉ… làm cho không khí nghệ thuật say đắm hơn, nồng nhiệt hơn.

Thứ tư, mỗi người dân Huế hãy là một tình nguyện viên giúp đỡ những người đến Huế dự Festival. Tận tình chỉ đường, giúp họ tìm chỗ ở, nhà hàng, bến tàu xe… Đồng thời người Huế phải giữ gìn thành phố xanh - sạch - đẹp mọi lúc, mọi nơi để người đến dự Festival, ra về ấn tượng với Huế hơn, yêu Huế hơn.

Theo ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế, thì không gian diễn xướng và không gian lễ hội của Festival 2014 được mở rộng để đưa Festival về với cộng đồng. Các không gian truyền thống của các mùa lễ hội trước, các công trình văn hóa - thể thao, các trục đường phố chính, các huyện, thị xã và vùng ngoại thành đều mở ra các sân khấu cho nhiều hoạt động lễ hội âm nhạc. Các chương trình nghệ thuật quốc tế sẽ được đưa về các thị trấn, huyện lỵ, bệnh viện phục vụ bệnh nhân, chiến sĩ, công nhân để người dân được thưởng thức những chương trình nghệ thuật đặc sắc…”

Quả thực Festival Huế là lễ hội của nhân dân, người dân tham gia, diễn xướng và thưởng thức. Nên mỗi người dân Huế hãy ý thức mình là công dân của thành phố Huế văn minh, văn hóa - thành phố Festival.

Ngô Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top