ClockThứ Bảy, 19/04/2014 14:31

Nghệ sĩ Việt trong ban nhạc nước ngoài

Ban nhạc The Amigos đến từ nước Mỹ cũng tạo bất ngờ khi mời các nghệ sĩ nhạc truyền thống Huế lên sân khấu để cùng biểu diễn bài “Lưu thủy” nổi tiếng trong các làn điệu ca Huế. Đã không có đứt đoạn, phân chia mà là hài hòa ở độ hoàn hảo khi “Lưu thủy” được diễn tiếp nối cùng với những bài hát nổi tiếng đã tạo nên danh tiếng của The Amigos được chọn lọc của dòng nhạc Hoa Kỳ, từ “bluegrass” đến “jazz” và cả “rock ‘n roll” nữa. Sân khấu của The Amigos tại Festival Huế 2014 khó quên đối với nhiều người là sự kết hợp đặc sắc, và đầy thú vị khi bên cạnh cây đàn phong cầm (accordion) là những cây đàn dân tộc mang tính biểu tượng.
Còn trên một sân khấu lớn ở Đại Nội, nghệ sĩ người Bỉ Benjamin Schoos có phong cách sáng tác và biểu diễn lạ lùng, phá cách đã mời một nghệ sĩ Việt Nam cùng tham gia trình tấu phục vụ khán giả. Sự kết hợp của cây sáo trúc Việt Nam của nghệ sĩ Hoàng Anh cùng với dàn nhạc cụ điện tử hiện đại đã không hề có sự chênh vênh mà ngược lại, nó góp phần tạo nên một cảm giác đầy mới lạ dành cho người xem và đó cũng là mong muốn của nghệ sĩ còn có tên Việt Nam là “Sứ Giả Long”.
Vẫn còn có một khoảng cách khá lớn trong sáng tác, biểu diễn và thưởng thức âm nhạc. Với rất nhiều dân Huế, âm nhạc nước ngoài, mà đặc biệt là âm nhạc truyền thống đến từ phương Tây, còn khá xa lạ. Festival Huế đã thực sự là chiếc cầu nối, còn sự xuất hiện của các nghệ sĩ Việt Nam là cách mà các đoàn nghệ thuật nước ngoài tạo ra sự gần gũi, thân thiện và trong thực tế, nó đã có được những hiệu ứng tốt từ phía khán giả.
Một ấn tượng rất đặc biệt tại các sân khấu Fesstival Huế 2014 là sự phối kết hợp giữa các nghệ sĩ của Nhà hát Nantogakuso (Nhật Bản) với các nghệ sĩ đoàn nhã nhạc thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế trong ca khúc “Rinyu hakkyoku” tại sân khấu Duyệt Thị Đường. Ở đây không dừng lại chỉ là sự xuất hiện của nghệ sĩ Việt trong ban nhạc nước ngoài mà đã ở mức độ cao hơn là sự hợp tác của hai nền nhã nhạc Việt - Nhật trong mục tiêu đem tới cho khán giả những buổi diễn chất lượng, góp phần quảng bá và làm phong phú và đặc sắc nền âm nhạc mỗi nước.
Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top