ClockThứ Năm, 05/04/2012 11:21

Người dân - chủ nhân của lễ hội

Những việc trước mắt
 
Đầu tiên là người Huế phải làm cho du khách thực sự an tâm bằng sự gần gũi, niềm nở, trọng thị và chân tình. Mỗi một người dân đều ý thức rằng du khách càng thân thiện, đến Huế ngày càng đông chính là tôn vinh những giá trị nhân văn của Huế và là con đường đi lên, làm giàu của Huế. Các hiện tượng cướp giật, đeo bám chèo kéo khách, làm ăn cẩu thả, nâng giá ép giá... bắt chẹt du khách phải là những hiện tượng xa lạ ở một thành phố văn hóa.
 
Huế là xứ sở của áo dài. Qua thời gian, áo dài đã trở thành biểu tượng của đất thần kinh. Huế ở kỳ Festival trước đã thành lập và ra mắt Hội Áo dài. Với tư cách chủ nhân của thành phố văn hóa để biểu thị sự trân trọng đối với du khách ở Festival Huế 2012 phụ nữ Huế tổ chức một đợt biểu dương lực lượng áo dài. Nữ sinh viên, học sinh đi học mặc áo dài; chị em tiểu thương buôn bán mặc áo dài, nữ nhân viên nhà hàng, khách sạn mặc áo dài; lực lượng nữ tình nguyện viên mặc áo dài; cán bộ công nhân viên nữ trong các công sở mặc áo dài... Thời gian diễn ra Festival, các khách sạn lớn tổ chức biểu diễn thời trang áo dài. Đồng thời, Hội Áo dài Huế nên tổ chức các điểm để du khách có thể cắt may áo dài lưu niệm. Vui gì hơn được may một chiếc áo dài nơi xứ sở áo dài mà mình đến.
 

Tác phẩm nghệ thuật Mây biến thể sẽ được trưng bày tại Hồ Tịnh Tâm trong dịp Festival Huế 2012.
Ảnh: Hoài Phong

 
Cùng với việc tổng vệ sinh làm đẹp thành phố, các cơ quan đơn vị, đặc biệt là các đơn vị hưởng lợi từ Festival như khách sạn, nhà hàng, các khu ẩm thực, các điểm tham quan dịch vụ, nơi mua sắm trang hoàng lại cơ quan, đơn vị, cửa hàng của mình như làm cổng chào, treo đèn kết hoa, đặc biệt là các loại đèn truyền thống Huế. Tất cả làm cho du khách ấn tượng: Ở đâu cũng có không khí lễ hội.
 
Cùng với phát động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, thành phố cần có những bản đồ, chương trình diễn ra các hoạt động lễ hội, sửa sang lại các biển báo, triệt hạ các biển báo mà người dân và du khách dễ cảm nhận thiếu văn hóa. Thành phố cần có những ứng xử trọng thị khi mà giới văn nghệ sĩ cả nước về Huế hưởng ứng Festival bằng những cuộc trưng bày, triển lãm, giới thiệu các ấn phẩm về Huế mà không nằm trong khuôn khổ của ban tổ chức.
 
Về lâu dài...
 
Nói Huế là thành phố lịch sử thì cần phân tích thành phố lịch sử là gì? Những việc phải làm để Huế đúng nghĩa là một thành phố lịch sử. Cần soát xét lại các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh đô thị. Đâu là giải pháp khắc phục sức ì của những thói quen lạc hậu. Làm gì để tăng mức độ xã hội hóa của các kỳ Festival để người dân ngày càng cảm thấy mình là người trong cuộc, lễ hội tổ chức như thế nào để đúng tầm quốc gia...
 
Hải Lê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top