ClockChủ Nhật, 04/12/2022 06:39

Người dân đội mưa trồng rừng bản địa

TTH.VN - Ngày 3/12, tại xã Phong Chương, Phong Điền, hơn 100 người dân địa phương ra quân trồng rừng bản địa phục hồi môi trường tại vùng cát.

Phục hồi rừng tự nhiên trên cát sẽ tăng tính đa dạng sinh họcTiếp tục mở rộng, triển khai trồng rừng trên cát

Niềm vui được tham gia trồng rừng trên vùng cát quê nhà

Đây là hoạt động nằm trong dự án (DA) "Phục hồi rừng bản địa trên cát kết hợp phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế" do tổ chức Đoàn kết quốc tế-SODI (CHLB Đức) tài trợ thông qua Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và Viện Tài nguyên và Môi trường (IREN) Đại học Huế.

Dịp này, dù tiết trời mưa gió nhưng dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ chuyên môn thuộc DA, người dân địa phương đã vận chuyển giống, đào hố, trồng hơn 11.000 cây, như săn mã, gõ, trâm nổ, sở...trên diện tích gần 10 ha ở các đồng cát làng Lương Mai (Phong Chương); trong đó có 5 ha trồng cây tràm gió tại vườn của các hộ gia đình.

Qua hoạt động này, ngoài mục tiêu nâng cao năng lực, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng sống ở vùng cát nội vùng xã Phong Chương, cũng là dịp tuyên truyền nâng cao ý thức trong việc trồng, phục hồi bảo vệ vùng đất cát bị sa mạc và bảo vệ đa dạng sinh học...bằng những hành động thiết thực, hiệu quả.

Chị Nguyễn Thị Thuyến, người dân làng Lương Mai chia sẻ: "Chúng tôi mừng khi được tham gia trồng rừng trên đồng cát. Thời gian đến, làng quê sẽ có những cánh rừng xanh để chống cát bay, cát nhảy để điều hòa khí hậu, ngăn chặn ảnh hưởng thảm họa thiên tai đến sản xuất, sinh hoạt của bà con trong vùng".

DA "Phục hồi rừng bản địa trên cát kết hợp phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Phong Chương" thực hiện từ năm 2022 đến 2025, bao gồm các hợp phần trồng rừng, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển các hoạt động tạo thu nhập bền vững và thích ứng.

DA có tổng vốn 178.417.17 euro (tương đương 4.930.237.342 đồng), trong đó tổ chức SODI tài trợ 147.477 Euro (tương đương 4.075.251.212 đồng). Nguồn còn lại do ngân sách địa phương đối ứng.

Những hình ảnh trồng rừng trong ngày 3/12

Bà con tập trung bắt tay vào trồng rừng từ sáng 3/12

Chuyển giống trên đồng cát

Thành thạo việc trồng và chăm sóc khi cây vừa xuống hố theo hướng dẫn của chuyên gia

Bất chấp mưa gió trong ngày, các cô, dì tham gia trồng rừng như kế hoạch 

Vùng cát Lương Mai (Phong Chương) gần bị sa mạc hóa được chọn phục hồi, phát triển cây rừng

Nhận giống và vật dụng trồng rừng trước khi ra đồng cát làng Lương Mai

Nhẹ nhàng từng thao tác để mong cây giống sống tốt 

Định vị, phân vùng để cây rừng có độ phủ khắp các đồng cát 

Quang cảnh đồng cát Lương Mai nhìn từ trên cao sau một ngày ra quân trồng rừng bản địa

SONG MINH-NGỌC TUẤN (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm một ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola

Sáng 20/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin đang tiếp nhận điều trị một nam bệnh nhân bị sốt rét tại Khoa Bệnh nhiệt đới. Đây là trường hợp sốt rét ngoại lai thứ hai tại địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay.

Thêm một ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola
Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Return to top