ClockThứ Bảy, 27/08/2022 09:08

Nguồn nước thay đổi đột ngột, cá nuôi lại chết

TTH.VN - Thời tiết diễn biến phức tạp, thất thường khiến cá nuôi tại xã Vinh An (Phú Vang) xảy ra hiện tượng chết rải rác.

Hơn 14 tấn cá nuôi lồng bị chếtHàng chục tấn thủy sản nuôi bị chết.Cá trắm nuôi lồng ở Quảng Điền bị chết

Cá dìa chết đã đạt kích cỡ thương phẩm

Ông Nguyễn Tuấn ở xã Vinh An chia sẻ, thời tiết thời gian qua diễn biến thất thường, ngày nắng, kết hợp mưa giông làm cá dìa nuôi khó thích nghi, một số yếu tố môi trường thay đổi đột ngột dẫn đến tình trạng cá lờ đờ, chết lai rai. Ông Tuấn và nhiều hộ tranh thủ thu tỉa, kết hợp các biện pháp bảo vệ nhưng tình trạng cá chết vẫn còn.

Chủ tịch UBND xã Vinh An, ông Phạm Phụng thông tin, vừa qua tại một số vùng  trên địa bàn xã có hiện tượng cá dìa chết rải rác tại hơn 10 hộ nuôi với diện tích khoảng 7- 8ha. Ngành thuỷ sản cùng với địa phương tích cực hỗ trợ người dân triển khai biện pháp xử lý môi trường, chăm sóc thuỷ sản, không để cá chết trên diện rộng. Mùa mưa bão đang cận kề, địa phương đang vận động Nhân dân thu hoạch toàn bộ cá nuôi nhằm tránh thiệt hại do mưa lũ và dịch bệnh.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, ngay sau khi nhận thông tin cá dìa chết, đơn vị phối hợp với địa phương kiểm tra thực tế tại một số vùng nuôi. Kết quả đo nhanh tại hiện trường cho thấy, các chỉ tiêu môi trường nước đều đảm bảo trong giới hạn cho phép nuôi trồng thủy sản (NTTS). Tuy nhiên, kết quả lấy mẫu nước và phân tích ở phòng thí nghiệm thì một số yếu tố môi trường vượt quá giới hạn cho phép NTTS. Mẫu nước còn tồn tại hàm lượng sunfua rất dễ hình thành khí độc, gây bất lợi cho sức khỏe, dễ làm vật nuôi bị sốc và chết.

Lấy mẫu cá chết quan sát cho thấy có hiện tượng xuất huyết vi mang, trong mang có ký sinh trùng bám. Cá trong ao đã đạt kích cỡ khoảng 150 con/kg, nuôi khoảng hơn ba tháng từ khi thả giống nên nguồn thức ăn dư thừa và mùn bã hữu cơ tồn dư ở đáy ao khá lớn. Đồng thời điều kiện thời tiết đang nắng nóng và có mưa giông làm các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến sức khoẻ cá nuôi, tạo môi trường thuận lợi cho các loại ký sinh trùng phát triển và ký sinh ở mang cá. Đây là nguyên nhân làm cho cá yếu và chết rải rác thời gian qua. Một số yếu tố do sự dao động yếu tố môi trường trong ao giữa ngày đêm quá lớn gây sốc cho thủy sản nuôi, có nguy cơ làm chết hàng loạt.

Người dân cần lưu ý khi cấp nước vào ao nuôi

Kết quả quan trắc tại một số vùng có độ mặn khá thấp như Sịa (Quảng Điền), Thủy Diện - Phú Xuân (Phú Vang), Chùa Ma - Giang Hải (Phú Lộc). Những ngày vừa qua, trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra hiện tượng mưa dông làm môi trường nước vùng đầm phá có sự biến động lớn trong ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe của thủy sản nuôi.

Chi cục Thuỷ sản khuyến cáo người dân nên thu hoạch các loại thủy sản đã đạt kích cỡ thương phẩm để giảm mật độ trong ao, lồng và đảm bảo hiệu quả kinh tế, bảo toàn nguồn vốn đầu tư. Việc thu tỉa còn tạo môi trường thông thoáng cho các loại thủy sản chưa đạt kích cỡ có điều kiện phát triển, có chế độ chăm sóc hợp lý như tăng cường dinh dưỡng, bổ sung khoáng chất để vật nuôi phát triển tốt.

Theo kết quả phân tích mẫu nước vào giữa tháng 8 tại Thuận An và Lăng Cô của Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc cho thấy, nhiều thông số môi trường đều có giá trị trong ngưỡng giới hạn cho phép NTTS. Tuy nhiên, hàm lượng NO2- -N tại điểm Thuận An cao hơn 1,6 lần giới hạn cho phép NTTS. Đối với vùng nuôi quanh khu vực tại phường Thuận An cần lưu ý theo dõi môi trường khi cấp nước bổ sung để có biện pháp xử lý kịp thời khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra đối với thủy sản nuôi.

Bài, ảnh: Triều Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá

Tình trạng sử dụng lưới vây và các dụng cụ khoanh vùng mặt nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai để nuôi trồng, khai thác thủy sản gây ảnh hưởng đến dòng chảy và môi trường sinh thái, làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá. Cùng với các địa phương, huyện Phú Lộc đang quyết liệt hơn để giải quyết, ngăn chặn nạn chiếm dụng trái phép mặt nước trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá
Xây dựng Phú Vang trở thành một huyện mạnh về biển, đầm phá

Chiều 11/12, Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Vang tổ chức Hội nghị Huyện ủy lần thứ 16 (khóa XV) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; bàn thông qua nhiều nội dung quan trọng khác. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Xây dựng Phú Vang trở thành một huyện mạnh về biển, đầm phá
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai: Nghĩ về một bảo tàng

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là vùng nước lợ tầm cỡ thế giới, rộng nhất Đông Nam Á, có giá trị đặc biệt về tài nguyên sinh học và bao điều thú vị về lịch sử, văn hóa... Nó được xem như “viên ngọc sinh học quý” mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất Cố đô. Với những gì đang hiển hiện, nên chăng cần xây dựng một không gian trưng bày, hay bảo tàng cho hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai?

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Nghĩ về một bảo tàng

TIN MỚI

Return to top