ClockThứ Tư, 16/11/2022 16:26

Nhìn nhận đúng giá trị để thu hút, giữ chân lao động

TTH.VN - Là quan điểm của GS. Phan Văn Trường, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và là cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại Quốc tế tại hội thảo chuyên đề “thu hút phát triển nhân lực” do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 16/11.

Xúc tiến thương mại điện tử bán hàng trên TikTokThực chiến với Marketing ViralXây dựng kế hoạch tài chính ngân sách cần đảm bảo tính khả thi

Lao động tham gia tìm kiếm cơ hội việc làm

Nhu cầu lao động rất lớn

Nguồn nhân lực được xem là yếu tố cốt lõi, quyết định mọi sự thành công của doanh nghiệp. Đội ngũ nhân sự sáng tạo, chất lượng mới có thể giúp tổ chức đứng vững trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng như phát huy được điểm mạnh để giữ chân được nhân tài cần được ưu tiên hàng đầu. Và để đồng hành cùng doanh nghiệp, cũng như làm cầu nối trong hoạt động tuyển dụng, Thừa Thiên Huế đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm, quan tâm đến công tác đào tạo nghề... Qua đó, không chỉ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Số liệu từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn hiện rất lớn. Mới đây, Công ty Scavi đang có nhu cầu tuyển dụng 3.000 lao động hay tại Ngày hội Việc làm – Tư vấn tuyển sinh năm 2022 do sở tổ chức cũng đã thu hút 60 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với nhu cầu tuyển dụng lên đến 6.500 lao động. Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp đã và đang đề xuất sở hỗ trợ kết nối trong công tác tuyển dụng lao động.

Theo ông Hồ Dần, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Nghị quyết về Chương trình việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 đặt ra chỉ tiêu sẽ giải quyết việc làm cho 83.400 lao động. Trong đó, năm 2021 là 16.000 lao động, năm 2022 là 16.300 lao động, năm 2023 là 16.500 lao động, năm 2024 là 17.000 lao động và năm 2025 là 17.600 lao động. Để thực hiện được chỉ tiêu này, tỉnh đã và sẽ đẩy mạnh các kênh để kết nối hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động. Nhiều kênh kết nối đã mang lại hiệu quả cao vừa giải quyết nhu cầu việc làm của lao động vừa giải được “cơn khát” lao động của doanh nghiệp. 

Ngoài ra, đà để hạn chế tình trạng "chảy máu" nhân lực, Thừa Thiên Huế đang chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội, nâng cao năng lực lao động theo hướng thích nghi. Bởi trong thời gian sắp tới, nhiều công việc, ngành nghề truyền thống sẽ mất đi, thay vào đó là những ngành, lĩnh vực mới xuất hiện. Vì thế, việc đổi mới công tác đào tạo người lao động, chú ý đến các kỹ năng số, việc làm số, đầu tư đào tạo lao động cho các ngành công nghiệp mũi nhọn sẽ được quan tâm hơn.

Đánh giá đúng giá trị lao động

Tại hội thảo này nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ quan điểm, chỉ bằng chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ… thì sẽ chưa thể giữ chân được người lao động. Bởi nguồn lao động hiện nay, nhất là lao động trẻ điều họ cần hơn chính là môi trường làm việc, sự hài lòng và hạnh phúc trong công việc.

“Nhân viên giỏi sẽ gắn bó với công việc, với doanh nghiệp hơn nếu như ở đó họ có thể phát huy được thế mạnh của bản thân. Vì thế, lãnh đạo doanh nghiệp cần quan tâm để phát hiện thế mạnh của họ. Đồng thời tìm hiểu mong muốn cũng như sở trường của nhân viên giúp nhân viên phát huy sở trường của mình”, một doanh nghiệp chia sẻ.

Kết nối thành công cho người lao động và doanh nghiệp

Còn theo chia sẻ của GS. Phan Văn Trường, đánh giá đúng thực chất giá trị mà lao động động mang lại cho doanh nghiệp từ đó có chính sách đãi ngộ tương đương, giúp người lao động thấy được triển vọng trong tương lai chính là cách giữ chân lao động hiệu quả nhất. Cùng với đó, cần bảo đảm tính pháp lý trong quá trình lao động làm việc tại doanh nghiệp. Có nhiều giải pháp giữ chân người lao động ngoài chính sách tiền lương như: thực hiện chính sách đóng tiền học phí cho con của lao động, trả tiền điện thoại hàng tháng, hỗ trợ mua hàng… Các chính sách này sẽ tạo nên mối gắn kết, đồng hành vô hình giữa người lao động với doanh nghiệp từ đó thúc đẩy người lao động cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp.

Nói như bà Nguyễn Thị Đoan Trang, Giám đốc Công ty TNHH TMDV Thêu may Đoan Trang, xây dựng được môi trường làm việc hạnh phúc mà ở đó người lao động được trân trọng, được lắng nghe và chia sẻ, giúp họ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc khi làm việc mà họ yêu thích sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân được người lao động.

Trong khuôn khổ hoạt động hội thảo, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã hỗ trợ kết nối lao động thành công cho 3 doanh nghiệp; các doanh nghiệp còn lại cũng đã trao đổi cơ hội việc làm với người lao động trong khuôn khổ hội thảo này.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

TIN MỚI

Return to top