ClockThứ Tư, 20/10/2021 05:54
kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2021)

Những người của yêu thương

TTH - “Hàng ngày họ là những người bà, người vợ, người mẹ bình dị. Khi xã hội cần, họ sẵn sàng tham gia dù trong hoàn cảnh nào”, bà Ngô Thị Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh chia sẻ.

Tập thể nữ Bệnh viện Trung ương Huế nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2020Hành động vì phụ nữ và trẻ emLàm mới phong tràoXây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ emTìm giải pháp cho đối tượng đảm nhận công việc chăm sóc không lương

Hội LHPN tỉnh thăm và tặng quà những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, tích cực tham gia phòng, chống dịch

Gần 8h sáng, quán ăn sáng ven đường của mẹ con chị Nguyễn Thị Thúy (xã Phú Xuân, huyện Phú Vang) đã vãn khách. Con gái đầu của chị hiện đang là sinh viên năm 2 Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng, nhanh tay phụ mẹ dọn quán để kịp về học online.

Chị Thúy kể, ngay từ khi còn nhỏ, chị đã dạy con tính tự lập và biết san sẻ, biết yêu thương. Vì vậy, cả 3 đứa con chị, ngay từ những ngày học tiểu học đã biết giúp mẹ, không những thế còn chăm chỉ học giỏi. “Quà tặng ngày phụ nữ 20/10 năm nay là cô con gái thứ nhì vào đội tuyển học sinh giỏi của Trường THPT Phan Đăng Lưu”, chị Thúy phấn khởi.

Chồng không may bị bệnh, một mình chị Thúy cáng đáng mọi việc. Để có đủ tiền trang trải lo cho con ăn học, từ 3h sáng chị Thúy đã dậy chuẩn bị cho gánh hàng ăn. Buổi chiều, chị đến các hồ tôm xin dọn hồ. “Dọn hồ tôm cực lắm, phải lội dưới bùn sâu nhiều giờ liền, nhưng bù lại tiền công cũng đỡ nên tôi chọn làm”, chị Thúy tâm sự.

Vất vả là vậy, nhưng chị Thúy luôn dành thời gian tình nguyện tham gia nấu ăn phục vụ tại các khu cách ly khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Chị Thúy quan niệm, người giàu có họ ủng hộ tiền của, mình nghèo mình bớt chút thời gian ủng hộ ngày công, tham gia như vậy để thấy mình sống thêm ý nghĩa.

Chị Trần Thị Thiết, ở thôn Đông Hồ, xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền không nhớ mình đã tham gia bao nhiêu đợt phục vụ hậu cần tại khu cách ly. Từ năm trước đến nay, hễ đến lịch phục vụ khu cách ly của phụ nữ xã Quảng Thái, chị đều góp mặt, từ sáng sớm đến tận chập tối mới về đến nhà. Để có thời gian cho những ngày tình nguyện, chị phải tranh thủ việc chăn nuôi từ 4 giờ sáng và buổi tối làm gắng tận đêm khuya.

Trong vô vàn những tấm lòng cùng chung sức chống dịch, còn nhiều câu chuyện xúc động của những phụ nữ Huế. Ở tuổi xế chiều, nhiều người bà, người mẹ vẫn nhiệt huyết truyền lửa thiện nguyện cho lớp trẻ. Đó là bà Nguyễn Thị Thơm ở tổ dân phố 2, thị trấn Phú Bài, hễ tiết kiệm được lương hưu và tiền hỗ trợ của các con gửi về là bà lại làm từ thiện. Đối tượng bà Thơm hướng đến là những em học sinh nghèo, những gia đình có hoàn cảnh éo le, bệnh tật. Để nhanh gọn nhẹ nhàng, bà ưu tiên trao tiền mặt cho tiện, đợt nhiều thì vài chục suất, mỗi suất 500 ngàn đồng, đợt ít thì mỗi suất vài trăm ngàn đồng.

Tháng 8 vừa qua, bà Nguyễn Thị Chanh (phường Phú Bình, TP. Huế) cũng không đắn đo dành toàn bộ 14 triệu đồng (tiền tiết kiệm bà dành dụm trong 2 năm để phòng khi trái gió trở trời) để mua gạo, sữa, ủng hộ lực lượng phòng, chống dịch COVID-19. Noi theo gương mẹ, hai con gái bà Chanh cũng đã tặng hàng trăm suất quà cho người dân nghèo ảnh hưởng dịch trên địa bàn phường Phú Bình và Tây Lộc.

Khi Hội LHPN tỉnh kêu gọi vận động nguồn lực phòng, chống dịch hay chia sẻ cùng xã hội trong phòng, chống thiên tai, các mẹ, các chị lại có mặt.

Chị Châu Thị Bé (phường An Tây, TP. Huế) không ngần ngại ủng hộ cả vườn sả đang đến kỳ thu hoạch cùng 500 ngàn đồng để các chị phụ nữ trong phường làm muối sả, ủng hộ người dân Sài Gòn. Nhiều chị thức thâu đêm hoàn thiện những hũ cá rim khô, thịt rim muối để kịp chuyển ủng hộ đồng bào miền nam. Khi người dân từ các tỉnh thành phía nam đi qua các chốt kiểm dịch trên địa bàn tỉnh, các chị cũng là lực lượng chính chuẩn bị hàng ngàn suất quà (sữa, cơm hộp, nước, bánh, khăn giấy...), kịp hỗ trợ cho người dân trong lúc họ cần thiết nhất.

Ngay tại các địa phương bị phong tỏa, các chị là người “cắm chốt” ở các khu phong tỏa của xã, của thôn để “đi chợ hộ”, “gặt lúa hộ”, “thu hoạch hộ” cho bà con yên tâm thực hiện cách ly, giảm sự lây lan trong cộng đồng, góp phần chung tay cùng cả nước “chống dịch”, bảo vệ sự bình yên và đem lại hạnh phúc cho mỗi gia đình, xã hội.

“Hình ảnh các  bà, các mẹ đi xa hàng chục km, tất bật dọn dẹp, nấu nướng, chuẩn bị thức ăn, nước uống, hỗ trợ cho các hoạt động của lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch và khắc phục hậu quả bão lụt đã để lại ấn tượng tốt đẹp, sâu đậm trong cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân" - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Trường Lưu đã nhấn mạnh như vậy tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XVI vừa được tổ chức.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Tránh mắc vào cạm bẫy

Để mỗi phụ nữ, trẻ em, nhất là phụ nữ vùng cao, biên giới không là nạn nhân của vấn nạn buôn bán người, bóc lột sức lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để phụ nữ tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, vấn nạn đó.

Tránh mắc vào cạm bẫy
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

TIN MỚI

Return to top