ClockThứ Hai, 20/06/2022 14:55

Nơi đào tạo “nhà báo đa năng”

TTH - Theo sự phát triển của internet, để bắt kịp xu hướng hiện đại, người làm báo bên cạnh năng lực báo chí còn phải nắm bắt kỹ năng làm báo điện tử.

Nhà báo HuếTrao Giải Báo chí Hải Triều cho 27 tác phẩm xuất sắc

 Khoa Báo chí - Truyền thông tự hào luôn có dụng cụ đầy đủ, hiện đại để sinh viên học tập

Những năm gần đây, Khoa Báo chí - Truyền thông (BC-TT) thuộc Trường đại học Khoa học (ĐHKH) Huế đã bổ sung nhiều học phần về truyền thông đa năng như một sự bắt nhịp với việc thay đổi công nghệ làm báo.

Theo TS. Phan Quốc Hải, Trưởng khoa BC-TT Trường ĐHKH Huế, làm báo ngày nay khác thời trước khá nhiều. Nhà báo bây giờ phải biết chụp ảnh, quay phim, dựng phim và viết báo trên điện thoại di động, mới có thể tạo ra sản phẩm đa phương tiện nhanh chóng, dễ tiếp cận với độc giả. TS. Hải đã sử dụng một cụm từ rất chính xác đó là “nhà báo đa năng”. Để có thể đào tạo ra những nhà báo của thời đại số, Khoa BC-TT của Trường ĐHKH Huế không ngừng nghiên cứu, xây dựng mới, điều chỉnh các học phần để đem đến cho người học những kiến thức hữu hiệu với truyền thông hiện đại. Sự thay đổi của chương trình đào tạo trong những năm gần đây đều là các môn học nghiêng về kỹ thuật như kỹ năng quay phim, kỹ năng chụp ảnh, kỹ năng xây dựng tác phẩm đồ họa…

Thầy Hải cho rằng: “Khi báo chí số lên ngôi, ngoài nội dung thì nhà báo phải là người nắm vững công nghệ. Từ mục tiêu mới này, Khoa BC-TT của Trường ĐHKH luôn cố gắng đổi mới để bắt kịp thời đại. Chúng tôi phải đào tạo sao để "cho ra lò" những nhà báo đáp ứng được nhu cầu mới". Theo thầy Hải, để có thể trở thành một nhà báo đúng nhịp thời đại hiện nay, bên cạnh những chức năng, nhiệm vụ của nhà báo “ngày xưa”, nhà báo “truyền thống” thì sinh viên phải biết thêm cả về kinh tế báo chí. Song hành cùng đạo đức và trách nhiệm của người làm báo với xã hội là nhà báo phải nắm bắt được công nghệ mới phù hợp với yêu cầu về một nền báo chí công nghệ cao. Và, đó cũng chính là ba tiêu chí chính mà Khoa BC-TT muốn sinh viên hiểu, nắm vững khi chọn nghề báo.

Là nơi đào tạo người làm báo duy nhất tại Huế với số lượng sinh viên mỗi khóa từ 100-150 người, thầy cô Khoa BC-TT của Trường ĐHKH Huế luôn cố gắng cải tạo môi trường học cho sinh viên. Từ lý thuyết được truyền đạt sâu đến những buổi thực hành kỹ thuật, nơi thực tập của sinh viên đều được nhà trường chuẩn bị kỹ càng, chu đáo. Quan điểm của các thầy cô rất rõ ràng: Nền tảng kiến thức luôn quan trọng nhất với bất kỳ ngành học nào, nên trong từng học phần đều được các giáo viên nghiên cứu, chắt lọc ra những thứ tốt nhất, hiệu quả nhất để truyền đạt cho sinh viên. Việc kết hợp học phần truyền thông tạo nên một sự giao thoa giữa báo chí và truyền thông đã hỗ trợ sinh viên ra trường dù làm báo nhưng vẫn có thể làm truyền thông tốt.

Hiện, khoa được trang bị cơ sở vật chất khá đầy đủ, có đến 4 studio khác nhau cho sinh viên học và luyện tập. Những môn học về kinh tế báo chí, cách hướng dẫn để một nhà báo có thể hoàn thành và “bán” được sản phẩm… cùng những bài học về đạo đức nhà báo luôn được lồng ghép vào chương trình học.

Là một ngành với 70% dung lượng là thực hành trong chương trình học, Khoa BC-TT Trường ĐHKH Huế không chỉ đơn giản là dạy kiến thức. Thứ mà các thầy cô nhắm đến là đào tạo được một người làm báo đúng nghĩa, nhà báo “đa tài” của thời đại số. Từ khi nhập học đến tốt nghiệp, các bạn sinh viên sẽ được nhà trường “gởi” đi thực tập hai lần vào năm ba và năm tư. Những địa điểm thực tập luôn là những cơ quan truyền thông, báo chí có uy tín. Chính sự quan tâm đến thực hành đã giúp đội ngũ sinh viên Khoa BC-TT được đào tạo ở đây ngày càng chất lượng và được nhiều đơn vị báo chí đón nhận.

Để có thể bắt kịp với thời đại công nghệ số, nhiều ngành nghề, trong đó có báo chí đã phải điều chỉnh rất nhiều để có thể phù hợp, vừa kịp thời vừa chất lượng lại có sức hút với sinh viên, hữu ích với người làm báo trẻ.

Hiện Khoa BC-TT đang cùng một số khoa khác trong trường nghiên cứu phương pháp, kỹ năng mới nhằm áp dụng vào tương lai, cụ thể là kết hợp với Khoa Kiến trúc nghiên cứu kỹ năng làm thực tại ảo và thực tại tăng cường, nhằm tạo nên sản phẩm báo chí 3D.

Bài, ảnh: Phạm Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Đào tạo phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ cho 65 học viên

Ngày 5/4, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với các chuyên gia là các giáo sư, bác sĩ phẫu thuật tạo hình từ Đại học Stanford, Hoa Kỳ; Đại học Chung-Ang, Hàn Quốc; Bệnh viện Răng Hàm Mặt Huế tổ chức chương trình khóa đào tạo y khoa “Cập nhật về phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ vùng mặt và hàm mặt”.

Đào tạo phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ cho 65 học viên

TIN MỚI

Return to top