Thế giới

Phản ứng của quốc tế về thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc giữa Nga-Ukraine

ClockThứ Bảy, 23/07/2022 10:59
Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đã bày tỏ hoan nghênh thỏa thuận nối lại xuất khẩu ngũ cốc, cho rằng đây là một bước đi đúng hướng.

Hạn chế thương mại làm bùng phát cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất thập kỷNga-Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán về tuyến đường xuất khẩu ngũ cốc từ UkraineChạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn ĐộHoạt động sản xuất của châu Á chậm lại trong tháng 3/2022Nga khẳng định sẵn sàng giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu

Thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở Izmail, vùng Odessa, Ukraine. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 22/7, sau khi Nga và Ukraine ký thỏa thuận nối lại xuất khẩu ngũ cốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhận định thỏa thuận này sẽ giúp ích cho các quốc gia đang phát triển có nguy cơ vỡ nợ cũng như những người đang bên bờ vực của nạn đói.

Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, người đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán, bày tỏ hy vọng thỏa thuận trên cuối cùng sẽ mở ra triển vọng hòa bình tại Ukraine.

Trước đó cùng ngày, dưới vai trò trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc, tại thành phố Istanbul, Nga và Ukraine đã ký thỏa thuận về việc nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc cho các thị trường quốc tế qua Biển Đen nhằm giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Theo thỏa thuận, các tàu chở ngũ cốc của Ukraine có thể ra vào 3 cảng ở thành phố Odessa trên Biển Đen.

Liên hợp quốc hy vọng thỏa thuận sẽ được thực thi đầy đủ trong vài tuần tới và khôi phục lượng ngũ cốc xuất khẩu về mức trước khi xảy ra xung đột là 5 triệu tấn/tháng.

Trong một phản ứng, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đã bày tỏ hoan nghênh thỏa thuận, cho rằng đây là một bước đi đúng hướng đồng thời kêu gọi các bên lập tức thực thi thỏa thuận.

Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen được khôi phục.

Nga và Ukraine là những nhà cung cấp ngũ cốc hàng đầu thế giới. Cuộc xung đột tại Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đang làm gián đoạn nguồn cung ngũ cốc, khiến giá lương thực toàn cầu tăng vọt và có nguy cơ đẩy hàng triệu người ở những quốc gia nghèo nhất trên thế giới rơi vào cảnh đói ăn.

Hiện vẫn còn đến 25 triệu tấn lúa mỳ và ngũ cốc đang bị mắc kẹt tại các cảng ở Ukraine, trong khi quốc gia này dự kiến sẽ thu được 60 triệu tấn nữa vào mùa vụ năm nay.

Nếu không xuất khẩu được số ngũ cốc tồn đọng, Ukraine có nguy cơ bị thiếu kho chứa để bảo quản.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu

Sự sụp đổ của hành lang xuất khẩu Biển Đen - nơi đã tạo điều kiện cho hơn 32 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu trong năm qua, có nguy cơ gây căng thẳng thị trường trong trung hạn, đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu
Một năm Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen: Những dấu ấn đạt được

Trong gần một năm qua, Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, với sự nhất trí của Nga và Ukraine, đã cho phép hàng triệu tấn ngũ cốc và các loại thực phẩm khác rời khỏi các cảng của Ukraine, đóng một “vai trò không thể thiếu” trong an ninh lương thực toàn cầu, Tổng Thư ký LHQ António Guterres khẳng định.

Một năm Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen Những dấu ấn đạt được
Return to top