ClockThứ Bảy, 30/07/2022 13:30

Phát triển cây tràm gió ở Hương Trà

TTH - Trên các diện tích đất kém hiệu quả, Hương Trà triển khai trồng thí điểm cây tràm gió, nhằm tăng giá trị sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho nông dân, mở ra một hướng mới đầy triển vọng cho ngành nông nghiệp địa phương.

Cây tràm gió trên đất Xuân LộcThay đổi nhận thức trong canh tác tràm gióBảo tồn vùng nguyên liệu tràm gió

Cây tràm gió sinh trưởng phát triển tốt ở vùng đất khô cằn của Hương Trà

Tại phường Hương Văn, từ những diện tích đất trồng lạc sen canh với cây sắn cho hiệu quả kinh tế thấp, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây dược liệu, chủ yếu là tràm gió.

Là một trong số những người đi tiên phong thực hiện mô hình, với diện tích 1,5ha, ông Trần Mậu Luật, người dân phường Hương Văn vui mừng: nhờ chăm sóc, khai thác đúng quy trình kỹ thuật nên cây sinh trưởng và phát triển tốt, đến nay đã bắt đầu thu hoạch; với năng suất bình quân từ 10 -12 tấn/năm, doanh thu đạt trên 50 triệu đồng.

“So với cây trồng khác, tràm gió không kén chọn đất. Qua thực tế, mô hình dược liệu tràm gió cho hiệu quả gấp hơn 1,5 lần so với trồng lạc, sắn. Mong rằng thời gian tới, các cấp các ngành tạo điều kiện nhân rộng diện tích cây dược liệu tràm gió trên địa bàn”, ông Luật nói.

Không riêng tại phường Hương Văn, xứ đồng Trạng của HTX NN Tây Xuân, phường Hương Xuân, hiện có hơn 85ha đất cát khô hạn, kém màu mỡ, hiệu quả kinh tế thấp, trong đó, có nhiều diện tích đất bị bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên. Năm 2021, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị kinh tế, HTX NN Tây Xuân phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) thị xã thực hiện mô hình trồng tràm gió trên diện tích 2ha. Ông Trần Tấn Lợi, Giám đốc HTX NN Tây Xuân cho hay, qua hơn 1 năm trồng thử nghiệm, cây tràm gió thích nghi tốt trên các chân đất cát khô cằn, vùng đất sình lầy, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lạc và trồng sắn.

Với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, từ năm 2020 đến nay, Phòng Kinh tế và Trung tâm DVNN Hương Trà đã hỗ trợ chuyển giao mô hình vườn ươm và triển khai mô hình trồng tràm gió trên các diện tích đất kém hiệu quả ở các địa phương: Hương Văn, Hương Xuân và Hương Chữ. Đến nay, đã phát triển được hơn 30ha cây dược liệu tràm gió và đinh lăng. Sau khi trồng từ 1 đến 2 năm, mỗi ha cho thu hoạch bình quân đạt 50 - 60 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều so với trồng lúa, lạc và sắn. Đây là cơ sở để các ngành chuyên môn của thị xã và các xã, phường rà soát quỹ đất, tiếp tục phát triển, nhân rộng trong thời gian tới.

Ông Trương Ngọc Dũng - cán bộ Trung tâm DVNN thị xã Hương Trà cho biết: Năm 2022, trung tâm tiếp tục triển khai dự án trồng cây dược liệu trên địa bàn khoảng 11ha. Số diện tích này hiện bà con đã trồng hết và đang tiếp tục mở rộng thêm. Trước đó, trung tâm cũng tổ chức tập huấn cho bà con về cách thức, kỹ thuật trồng và thu hoạch cây tràm gió.

 Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Trà - Trần Xuân Anh thông tin: Hiện cây tràm gió mang lại hiệu quả rất cao, đầu ra sản phẩm dầu tràm Huế (sử dụng nguyên liệu từ cây tràm gió) khá ổn định. “Trong thời gian tới, bên cạnh việc mở rộng phát triển vùng nguyên liệu cây dược liệu, thị xã sẽ tìm hướng liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ máy móc thiết bị, chuẩn hóa sản phẩm dầu tràm trên địa bàn, từng bước xây dựng nhãn hiệu dầu tràm của Hương Trà”, ông Trần Xuân Anh nói.

Thị xã Hương Trà đặt mục tiêu đến năm 2025 trồng được 60ha diện tích cây dược liệu, như tràm gió, sả, gừng, nghệ, ba kích, cà gai leo, sâm câu. Theo lãnh đạo địa phương, việc tìm được loại cây trồng thích hợp vừa phát triển tốt trên những vùng đất cằn cỗi vừa cho thu nhập cao đã mở ra những hy vọng mới. Trước mắt, việc cần quan tâm là công tác quản lý, quy hoạch vùng trồng hợp lý của chính quyền các cấp và các ngành chức năng cũng như nghiên cứu hỗ trợ nông dân tìm thị trường tiêu thụ ổn định để cây dược liệu phát triển bền vững.

Bài, ảnh: Quang Vinh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Xung kích trên mặt trận kinh tế

Phát huy vai trò xung kích, các cấp bộ Đoàn ở Hương Trà đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia xây dựng thị xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nổi bật trong đó là phong trào phát triển các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ...

Xung kích trên mặt trận kinh tế

TIN MỚI

Return to top