ClockChủ Nhật, 10/11/2019 10:23

Phong cách riêng với nghệ thuật bút sắt

TTH - Ngoài họa sĩ Tô Trần Bích Thúy, Nguyễn Khắc Tài (giảng viên Khoa Mỹ thuật ứng dụng, Trường đại học Nghệ thuật - Đại học Huế) là gương mặt họa sĩ trẻ dám dấn thân, tạo nên phong cách riêng với nghệ thuật bút sắt.

Nghệ thuật bút sắt: độc đáo nhưng khó theo

Họa sĩ Nguyễn Khắc Tài tạo dấu ấn riêng với nghệ thuật bút sắt

Quê ở Nghệ An, Nguyễn Khắc Tài mơ ước theo đuổi hội họa từ khi còn học phổ thông. Thi vào Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế, học đến năm thứ 3, Tài chọn học đồ họa chỉ vì thấy bộ môn này… ít sinh viên theo học. Từ thử sức, Tài dần đam mê các kỹ thuật in ấn của đồ họa, nhất là đồ họa bút sắt. Đây là mảnh đất mới mẻ để anh khai thác, khám phá.

Chỉ với hai sắc độ đen – trắng, tranh bút sắt của Tài vẫn tạo được sức hút riêng. Họa sĩ cho hay: “Nếu màu sắc là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc thù thì đen và trắng lại là những yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của tranh đồ họa. Đen và trắng vừa là màu, vừa là không màu. Vẻ đẹp giản dị của nó là sự cô đọng, nó có tiếng nói độc đáo trong nghệ thuật tạo hình, truyền tải được ý tưởng sâu sắc của nghệ sĩ. Người xem có thể cảm nhận được khoảng cách xa gần, tối sáng, hình khối, cảm xúc chỉ bằng hai màu đen – trắng”.

Tác phẩm "Ngày mùa"

Chủ đề Nguyễn Khắc Tài theo đuổi khá nhiều; trong đó, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nếp sống sinh hoạt của con người vùng Tây Bắc với cảnh xuống chợ, những cô gái đương tuổi xuân thì trong trang phục truyền thống được thể hiện nhiều trong tranh của anh, như: “Hoa của rừng”, “Khát vọng”, “Nhịp chợ vùng cao”, “Xuống chợ”…

Với bức tranh “Ngày mùa”, Nguyễn Khắc Tài thể hiện không khí nhộn nhịp, vui tươi, tưng bừng múa ca của đồng bào Tây Bắc trong những ngày thu hoạch được mùa. Những vựa lúa đầy ắp xếp chồng chất trên lưng ngựa, những bó lúa chất đầy xe, những chàng trai, cô gái đang nhảy múa, chim ca hót mừng… tạo nên bản hòa ca trong ngày mùa bội thu. Bằng hai màu đen trắng của bút sắt, bức tranh được thể hiện bằng tất cả cảm xúc và sự tỉ mỉ trong kỹ thuật, khiến người xem như cảm nhận được âm thanh rộn ràng của núi rừng Tây Bắc.

Tác phẩm “Thời vàng son”

Chủ đề về phong cảnh, đền đài, lăng tẩm của Huế cũng được Tài thể hiện nhiều trong tranh. Trong tác phẩm “Dấu tích”, tác giả dùng không gian tả ước lệ tượng trưng để phản ánh cái đẹp của những thành quách xưa bị chiến tranh tàn phá. Những vòm cổng cổ xưa, những bức tường loang lổ hay mái ngói xô lệch nghiêng nghiêng trong chiều hoang biền biệt như sự tiếc nuối cho một quá khứ vàng son lộng lẫy đã qua. Với chất liệu bút sắt trên giấy dó, những dấu tích vàng son được tác giả thể hiện và xử lý nhuần nhuyễn trong từng cấu trúc của mảng đậm - nhạt xen kẽ thành nhịp điệu cho bố cục.

Với nghệ thuật bút sắt, Nguyễn Khắc Tài luôn tự làm mới tác phẩm theo cách của mình. Không chỉ vẽ bút sắt đen trắng, anh còn tìm tòi vẽ bút sắt kết hợp với màu nước để tạo sự sống động cho bức tranh. Thời kỳ đầu, Tài thích vẽ màu đen trên nền trắng, theo kiểu cách điệu hình, đi mảng miếng, trang trí, bóp hình... Sau này anh chuyển hướng, thiên về vẽ theo lối thực, có điểm màu. Chẳng hạn, trong “Thời vàng son” vẽ về lăng Minh Mạng, ngoài màu đen thể hiện sự cổ kính của quá khứ, màu đỏ của cánh cổng tạo điểm nhấn cho bức tranh, như muốn gợi nhắc về một thời kỳ vàng son của triều Nguyễn.

Nguyễn Khắc Tài cho biết, tranh bút sắt không lấy màu sắc là điểm mạnh, chủ yếu là đen trắng nên người họa sĩ phải chú ý về hình, bố cục, độ đậm nhạt. Để tạo nên những bức tranh đẹp, anh phải nghiên cứu rất tỉ mỉ để thể hiện dáng hình mềm mại, duyên dáng và sự biểu cảm của khuôn mặt. Có lúc tác giả vận dụng không gian theo khuynh hướng tả thực, có lúc sử dụng không gian ước lệ kết hợp với sự nhịp nhàng của hình, mảng, nét để tạo ra sự lan tỏa và chuyển động.

Chỉ bằng những nét bút nhỏ vẫn có thể tạo thành những bức tranh đẹp nên nghệ thuật bút sắt đòi hỏi người họa sĩ phải kiên trì, tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ. Phác thảo như thế nào thì khi vẽ lên tranh phải như thế ấy, vì tranh bút sắt không sửa được. Để thể hiện bức tranh sống động, trong một tác phẩm, Tài thường sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau của nghệ thuật bút sắt, như: độ to nhỏ, tỷ lệ, sự đậm nhạt… của mảng, của nét, tạo nên tính chuyển động trong tác phẩm.

Nguyễn Khắc Tài còn vẽ sơn dầu, acrylic, màu nước. Với những chất liệu này, Tài thường vẽ trực họa về phong cảnh Huế với hình ảnh những dòng sông, con đò, nhà chồ, tĩnh vật… Ngoài thời gian lên lớp, anh dành hầu hết thời gian để vẽ. Dành hết đam mê cho nghệ thuật, tranh của Nguyễn Khắc Tài tạo được dấu ấn riêng, hầu như tác phẩm nào cũng được sưu tập.

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

TIN MỚI

Return to top