ClockThứ Năm, 27/03/2014 18:14

Phục vụ du khách “An toàn, thân thiện, chất lượng”

Tại buổi họp, đại diện Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giới thiệu đến các doanh nghiệp du lịch những điểm nhấn đặc sắc của Festival Huế năm nay, như: Lễ khai mạc, bế mạc, Lễ hội áo dài, Đêm hoàng cung... Đến thời điểm này, có 68 đoàn nghệ thuật đến từ 38 quốc gia khẳng định sẽ tham gia Festival Huế 2014. Đây là một con số kỷ lục qua 7 kỳ Festival Huế.

Để phục vụ khách chu đáo, ấn tượng trong kỳ lễ hội đặc sắc này, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đề nghị các doanh nghiệp du lịch luôn đặt phương châm “An toàn, thân thiện, chất lượng” lên hàng đầu. Trong đó yêu cầu các doanh nghiệp du lịch treo cờ, biểu ngữ, khẩu hiệu chào mừng Festival; tổng vệ sinh trong và ngoài khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, điểm tham quan du lịch và các phương tiện vận chuyển; kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ; phối hợp với công an ở địa phương chấn chỉnh tình trạng ăn xin, bán hàng rong đeo bám khách tại cơ sở của mình. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là chú ý đến nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá để nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên về Festival Huế để họ cung cấp, giới thiệu đầy đủ thông tin cho du khách về các hoạt động của Festival...
Kết luận tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ngô Hòa đề nghị các doanh nghiệp du lịch cùng nỗ lực góp sức cho sự thành công của Festival Huế 2014. Trên tinh thần vì thương hiệu của du lịch Huế, các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc việc đăng ký giá, niêm yết công khai giá và bán đúng giá niêm yết, tuyệt đối không chặt chém du khách. Việc tăng giá phải đồng hành với nâng chất lượng dịch vụ. Đồng chí cũng yêu cầu tất cả cán bộ, nhân viên của ngành du lịch luôn niềm nở, thân thiện, nhẹ nhàng, lịch sự khi tiếp xúc với khách du lịch để du khách có ấn tượng đẹp về con người và vùng đất xứ Huế.
Minh Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top