ClockThứ Bảy, 26/11/2022 06:30

“Sống khỏe” với nông nghiệp hữu cơ

TTH - Tập đoàn Quế Lâm đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác với nhiều địa phương trong tỉnh để phát triển các chuỗi giá trị khép kín, hình thành vùng thâm canh lớn, tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ an toàn, bền vững và cũng từ đó người nông dân có thể “sống khỏe” với nông nghiệp hữu cơ.

Tăng cường hợp tác với Thừa Thiên Huế trên lĩnh vực nông nghiệpỦ phân hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệpPhát triển nông nghiệp hữu cơ - xu thế tất yếu - Kỳ 2: Hướng đi bền vữngPhát triển nông nghiệp hữu cơ - xu thế tất yếu - Kỳ 1: Tạo đà từ hướng đi đúng

Nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng hữu cơ ở A Lưới

Liên kết tạo ra chuỗi giá trị

Ông Lê Văn Hiệp, Phó Giám đốc HTX NN Hương Thọ (TP. Huế) cho biết, thành công của HTX là được “bén duyên” và tiếp cận được công nghệ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) trên cây bưởi cốm, thanh trà. Từ đó, HTX đã tạo ra nhiều sản phẩm có tính hàng hóa, mang lại thu nhập cao cho người sản xuất.

Cụ thể, năm 2018 HTX trở thành đơn vị đại lý cấp 1 cung ứng phân bón cho Tập đoàn Quế Lâm. Từ khi có phân bón của Quế Lâm ở thị trường địa phương đã cho thấy sự thay đổi về nhận thức và cách thức sử dụng cũng như chuyển đổi phương thức sản xuất đối với người nông dân trên địa bàn. Từ sản lượng 50 tấn năm 2018, đến nay đã tăng lên 220 tấn/năm.

HTX cũng xây dựng mô hình trồng thanh trà theo hướng hữu cơ gắn với chuỗi giá trị hàng hóa. Nhờ trồng trọt theo hướng hữu cơ, an toàn hiện nay trên địa bàn xã Hương Thọ có 30 hộ với diện tích 5ha/79ha được công ty cấp chứng nhận FAO sản xuất trồng trọt theo hướng VietGAP. Cuối năm 2020, sản phẩm bưởi cốm Hương Thọ cũng được UBND tỉnh cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Thu nhập người dân từ trồng thanh trà, bưởi cốm được nâng cao rõ rệt.

Ngoài ra, thông qua HTX, nhiều hộ dân trên địa bàn được liên kết hợp tác trong chăn nuôi lợn hữu cơ vi sinh trên nền đệm lót sinh học. HTX đã xây dựng chuồng trại liên kết sản xuất với quy mô ước tính mỗi năm sẽ cung cấp ra thị trường 160-200 con lợn thịt tương đương với 15-20 tấn thịt/năm. Nguồn chất thải chăn nuôi trên nệm lót sinh học được sử dụng làm phân bón cho vườn bưởi thanh trà hữu cơ của HTX theo chu trình sản xuất khép kín.

Theo Tập đoàn Quế Lâm, về chuỗi giá trị sản xuất lúa, gạo hữu cơ, Quế Lâm đã xây dựng trên địa bàn tỉnh 9 mô hình HTX với trên 300ha lúa, liên kết người nông dân xây dựng hàng nghìn ha lúa theo chuỗi giá trị. Liên kết sản xuất 200ha ngô, đậu tương ở huyện A Lưới, Quảng Điền làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tạo thành chu trình khép kín để chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến thức ăn gia súc.

Trên cơ sở biên bản hợp tác liên kết mở rộng với tỉnh, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ và hướng hữu cơ của ngành nông nghiệp tỉnh năm 2023, Quế Lâm tiếp tục liên kết sản xuất lúa, rau màu hữu cơ với các đơn vị, các HTX. Tăng nhanh diện tích sản xuất lúa cấy để nâng cao chất lượng gạo. Phối hợp tốt với các HTX liên kết tạo mọi điều kiện để duy trì và phát triển mạnh việc cấy lúa trong 2 vụ.

Xây dựng kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm khẳng định, sản xuất NNHC gắn liền với nông nghiệp tuần hoàn làm tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, trong đó vai trò của chế phẩm vi sinh do tập đoàn sản xuất là quan trọng. Chế phẩm sẽ giải quyết được tận gốc vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi để tạo ra phân bón hữu cơ vi sinh, xử lý mùi hôi trong chăn nuôi và phế phụ phẩm trên đồng ruộng, tăng sức đề kháng cho đàn lợn vượt qua dịch bệnh và cung cấp nguồn phân bón hữu cơ vi sinh cho cây trồng, tạo ra sản phẩm NNHC đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Từ mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý rác thải và phân gia súc thành phân hữu cơ vi sinh, đơn vị này đã mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật và triển khai xử lý rác thải hữu cơ, phân gia súc cho trên 1.000 hộ ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, đặc biệt trong đó có phường Kim Long và xã Thuỷ Bằng (TP. Huế) đã triển khai rộng rãi cho các hộ nông dân ở địa phương. Đây là một mô hình trong kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.

Với mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững, tỉnh đang ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, NNHC, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường tiêu thụ, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Theo đó, sẽ hợp tác, liên kết xây dựng thôn sản xuất an toàn, xã sản xuất an toàn tiến tới huyện sản xuất an toàn. Đào tạo cán bộ, kỹ sư NNHC cho các huyện, thị xã và ngành nông nghiệp của tỉnh. Hoàn thiện Đề án phát triển NHHC, nông nghiệp tuần hoàn giai đoạn 2021 – 2025 của Thừa Thiên Huế.

Toàn tỉnh hiện có 70 mô hình nông hộ liên kết chuỗi theo mô hình khép kín. Quế Lâm đã phối hợp Công ty FAO đánh giá công nhận lợn hữu cơ của 4F và 16 hộ chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận hữu cơ để giúp các hộ liên kết hưởng chính sách theo Nghị quyết 20 của HĐND tỉnh.

Nhiều mô hình sản xuất mới

Tập đoàn Quế Lâm đã trồng 1,5ha cây dong riềng để nhân giống và mở rộng diện tích cho những năm tiếp theo ở phường Thủy Xuân, phường An Tây (TP. Huế) xã Quảng Phú, xã Quảng Thái (Quảng Điền) và xã Phong Thu (Phong Điền). Tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Thủy Bằng (TP. Huế) và nhiều địa phương đã ứng dụng các mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh ủ lá cây, xử lý rơm rạ, ủ các loại phân gia súc, gia cầm thành phân hữu cơ vi sinh. Các mô hình được đánh giá đạt kết quả tốt để nhân rộng cho các nông hộ trong xử lý rác thải và chất thải chăn nuôi thành phân hữu cơ vi sinh tại nhà.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top