ClockThứ Tư, 07/10/2020 06:15

Tái diễn rải vàng mã trên sông Hương

TTH - Rất nhiều trường hợp rải vàng mã trên sông Hương bị xử phạt hành chính như một lời cảnh báo, nhưng thực tế vấn nạn này vẫn xảy ra.

Cần xử lý nghiêm người rải vàng mã xuống sông, suốiPhạt những người rải vàng mã xuống sông Hương gần 4 triệu đồngChấn chỉnh tình trạng rải vàng mã, hoa đăng trên sông Hương

Dù đã có nhiều trường hợp bị xử phạt vì rải vàng mã xuống sông Hương nhưng vấn nạn này vẫn tái diễn. Ảnh: P.T.Đ

Phản cảm

Những hành vi xả vàng mã xuống sông Hương thường bị người dân ghi hình, gửi về Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh tỉnh. Tiếp nhận thông tin, cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, điều tra và ra quyết định xử phạt.

Gần nhất là vào giữa tháng 9/2020, từ đoạn clip được đưa lên mạng xã hội do người dân quay được, cơ quan chức năng xác nhận có hành vi xả vàng mã xuống sông Hương đoạn qua phường Thuỷ Biều, TP. Huế từ 2 con thuyền. Ngay lập tức, cơ quan chức năng vào cuộc, mời chủ phương tiện lên làm việc và xử phạt hành chính gần 8 triệu đồng.

Vấn nạn rải vàng mã trên sông đã được chính quyền nhiều lần cảnh báo. Có trường hợp đích thân Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu xử lý nghiêm và công khai kết quả cho mọi người biết để phòng ngừa chung. Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, trong khi tỉnh triển khai “Ngày Chủ nhật xanh” và kêu gọi người dân cùng hành động với khẩu hiệu “Nhặt một cọng rác, bạn đã làm cho Huế sạch hơn” thì hành vi xả, rải vàng mã xuống sông Hương là vô cùng phản cảm.

Nhiều ý kiến cho rằng, vấn nạn xả, rải vàng mã xuống sông Hương thời gian qua đã được chấn chỉnh nhưng vẫn chưa dứt. Cơ quan chức năng cần tiếp tục theo dõi, và có biện pháp xử lý quyết liệt hơn nữa.

“Thời gian qua chúng ta đã làm được rất nhiều thứ. Nhờ thế mà dòng sông chảy qua lòng thành phố đã đẹp hơn. Nhưng tôi nghĩ, tất cả cũng chỉ mới bắt đầu, không riêng gì chính quyền mà người dân cũng rất ủng hộ việc ngăn chặn, xử lý nghiêm vấn nạn rải vàng mã xuống sông Hương. Việc này phải kiên trì, có như thế chúng ta mới bảo vệ được môi trường xanh – sạch – sáng; bảo vệ được nguồn nước và dòng sông di sản”, anh Nguyễn Trọng, một người dân TP. Huế chia sẻ.

Kiểm soát chặt thuyền rồng

Ý kiến người dân cho rằng, cần kiểm soát chặt hơn nữa các thuyền rồng, bởi đây là phương tiện thường di chuyển trên sông Hương và các ghi nhận cho thấy, việc rải, xả vàng mã xuống sông Hương cũng xuất phát từ đây. Sau khi dịch bệnh COVID-19 lắng xuống, du lịch ổn định trở lại, du khách đến Huế đông hơn và sẽ trải nghiệm du lịch thuyền rồng thì việc kiểm tra, nhắc nhở, chấn chỉnh cần được tăng cường. Cần thiết sẽ tăng mức xử phạt và cấm hoạt động nếu vi phạm, tái phạm.

Trao đổi với chúng tôi, bà Dương Thị Ánh, Trưởng ban Quản lý Bến xe, thuyền TP. Huế nói: Hiện đơn vị đang quản lý hơn 130 thuyền rồng hoạt động trên khu vực sông Hương. Việc tuyên truyền, nhắc nhở các chủ thuyền không được xả vàng mã trên sông Hương được đơn vị cùng các cơ quan chức năng phối hợp thường xuyên. Ngoài ra có kiểm tra đột suất cũng như yêu cầu các chủ thuyền viết giấy cam kết không được rải vàng mã trên sông.

Tuy nhiên, bà Anh cho rằng, vẫn còn một vài chủ thuyền cố tình giấu vàng mã khi đi xa khỏi bờ mới rải. Có trường hợp, chở khách và khách tự rải. “Với những trường hợp này, khi người dân phản ánh, cơ quan chức năng phát hiện sẽ xử lý nghiêm. Và thực tế có nhiều trường hợp chủ thuyền bị xử phạt, công khai rõ ràng”, bà Ánh nói.

Cũng theo bà Ánh, sau khi dịch COVID-19 lắng xuống, du khách sẽ trở lại Huế du lịch và trải nghiệm thuyền rồng trên sông Hương, đơn vị sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, chấn chính hành vi rải vàng mã đến các chủ thuyền.

NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Phòng chống cháy, nổ hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện

Theo dự báo, năm nay, nắng nóng có khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm, kéo theo nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng đột biến, nguy cơ cháy, nổ đường dây đối với hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện thiếu an toàn trong khu dân cư.

Phòng chống cháy, nổ hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế
Return to top