Văn hóa - Nghệ thuật Xem - Nghe - Đọc
Tạp chí Nghiên cứu Huế phát hành ấn phẩm tập 9
Sau 9 năm chuẩn bị, "Nghiên cứu Huế - tập 9" vừa ra mắt độc giả. Buổi phát hành ấn phẩm được Trung tâm Nghiên cứu Huế tổ chức trong không gian ấm cúng của vườn Ý Thảo vào sáng 7/11 với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ và Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định.
Buổi ra mắt Tạp chí Nghiên cứu Huế - tập 9 thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu
"Nghiên cứu Huế - tập 9" do NXB Thuận Hóa ấn hành, dày 560 trang với 63 bài nghiên cứu, khảo cứu, tùy bút, ký và hồi ký, được chia làm các phần: Nhìn lại và nghĩ đến, nghiên cứu, tư liệu, ký và hồi ký, chuyên mục “góp nhặt cát đá”… Đây là những bài nghiên cứu có giá trị, được chọn lựa kỹ càng, phù hợp với chủ đề của từng chuyên mục.
Quy tụ các nhà nghiên cứu có tên tuổi trong và ngoài nước cùng một số nhà nghiên cứu quen thuộc của Huế, các bài viết trong tạp chí không chỉ là vấn đề lịch sử, văn hóa, di sản, môi trường thiên nhiên, xã hội của Huế mà còn là vấn đề chung về lịch sử Việt Nam, quan hệ đối ngoại giao lưu văn hóa, kinh tế của cả nước gắn liền với vai trò của Huế trong lịch sử được soi chiếu, phân tích dưới nhiều lăng kính khác nhau. Nghiên cứu Huế cũng là một trong số rất ít tạp chí ở trong nước đăng tải những bài nghiên cứu, khảo cứu dài, một điều rất quý đối với những người làm công tác nghiên cứu.
Tạp chí Nghiên cứu Huế không phải là một ấn phẩm định kỳ mà chỉ xuất bản khi hội đủ bài nghiên cứu cùng các điều kiện khác. Ra mắt số đầu tiên vào năm 1999, đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Huế đã xuất bản được 9 số. Đây là những công trình xuất bản chất lượng và đáng trân trọng của Trung tâm Nghiên cứu Huế.
Phát biểu tại buổi ra mắt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chúc mừng, chia vui với Trung tâm Nghiên cứu Huế. Đánh giá cao vai trò của Tạp chí Nghiên cứu Huế về giá trị học thuật, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho rằng, cần duy trì và phát triển Tạp chí Nghiên cứu Huế như là một ấn phẩm có giá trị để các nhà nghiên cứu và mọi người hiểu thêm về Huế trên nhiều phương diện. Bên cạnh sự nỗ lực của những người sáng lập, những người tham gia viết bài cho tạp chí, lãnh đạo tỉnh sẽ ủng hộ để Tạp chí Nghiên cứu Huế tiếp tục phát triển.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy bày tỏ mong muốn, 9 tập Nghiên cứu Huế sẽ được đưa vào Tủ sách Huế để tủ sách này ngày càng có nhiều đầu sách, ấn phẩm có giá trị về Huế.
Tin, ảnh: Minh Hiền
- Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc và đặc trưng văn hóa đồng bào các dân tộc miền núi (17/05)
- Trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống và triển lãm tại ngày hội các dân tộc (17/05)
- Đặc sắc không gian sản phẩm thủ công, ẩm thực vùng cao (17/05)
- Mùa dâu tằm tím ngát (15/05)
- Mầm ác (15/05)
- Vẻ đẹp di sản qua góc nhìn hội họa (15/05)
- Nên “review”, nhưng đừng thái quá! (15/05)
- Tranh trên đá cuội (15/05)
-
Đặc sắc không gian sản phẩm thủ công, ẩm thực vùng cao
-
Mùa dâu tằm tím ngát
-
Tìm thấy những bản Lục Vân Tiên viết bằng chữ Thái cổ ở Sơn La
-
Vươn lên khẳng định thương hiệu, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Huế
-
Thăm cố hương Văn hàn ty Nguyễn Đình Huy
-
Ẩm thực - chất liệu tạo nên nền kinh tế
-
Ngày hội “Huế - Kinh đô ẩm thực” sẽ diễn ra từ 30/4 - 1/5
-
23 thí sinh vào vòng chung kết cuộc thi “Tỏa sáng cùng âm nhạc”
-
Tìm đường sách cho Huế
-
Tiếp nhận tài liệu của các nhà văn, nhà thơ Thừa Thiên Huế và Đại tá Hà Văn Lâu
-
Tìm thấy những bản Lục Vân Tiên viết bằng chữ Thái cổ ở Sơn La
-
Diễu hành xe hoa mừng Phật đản
-
Đội mưa xem lễ rước Phật
-
Bế mạc và trao giải Liên hoan văn nghệ quần chúng giai điệu tự hào huyện Phú Vang
-
Mùa dâu tằm tím ngát
-
Tranh trên đá cuội
-
“Hóa nhật muôn dân” – Câu chuyện chống tham nhũng từ lịch sử
-
Hai bức ảnh quý về Bác Hồ với nhà thơ Thanh Hải
-
Dàn dựng vở tuồng “Hồn thiêng sông núi” dự thi Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc
-
Khai mạc trại sáng tác “Phú Vang ngày mới”