ClockThứ Tư, 21/03/2012 16:15

Thiên hạ thái bình - khúc trữ tình trên dòng Hương

Thông qua nghệ thuật diễn xướng, Lễ hội sân khấu hóa Thiên hạ thái bình tập trung khai thác về tính thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và cuộc sống thái bình của một đất nước độc lập trong diễn trình lịch sử của dân tộc.

Với ý tưởng, từ những nội dung gắn với chủ đề thống nhất, thái bình của các bài thơ có tính tuyên ngôn, giáo hóa trên di tích Cố đô Huế, các tác giả kịch bản đã xâu chuỗi thành mạch dẫn để dẫn dắt câu chuyện thái bình. Hiện nay, ở di tích Cố đô Huế, có khoảng 4.000 đơn vị thơ ca chữ Hán được khắc chạm trên các công trình. Đặc biệt, tại điện Thái Hòa có 191 bài thơ ngũ ngôn với các chủ đề chủ yếu như khẳng định nền độc lập, nền văn hoá dân tộc; ca ngợi cảnh thái bình, thịnh trị, cảnh đẹp của Huế, của đất nước; ca ngợi đất nước thái bình, trăm họ yên vui… (Các công trình kiến trúc cung điện ở các nước đồng văn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên không có). 

Phác thảo Quang cảnh chung (Thiết kế: Hải Trung)

Một chủ đề rất nổi bật của các bài thơ trên điện Thái Hòa về thái bình, thịnh trị có thể trở thành “chất liệu đặc hữu” cho việc xây dựng kịch bản sân khấu hóa về lễ hội này. Đây không phải là một chương trình biểu diễn nghệ thuật thuần túy với từng tiết mục, lại càng không phải là một chương trình giới thiệu thơ. Lễ hội sẽ là một câu chuyện kể về khát vọng thái bình của muôn họ thông qua nghệ thuật diễn xướng sân khấu được dẫn dắt bằng những lời bình thi vị. Đó cũng là nét mới của phương án xây dựng nội dung kịch bản.

Kịch bản được phân thành 3 chương với 9 hồi (có thời lượng 90 phút) tập trung vào các chủ đề: văn hiến, thái bình, thịnh trị của dân tộc.

Lễ hội sân khấu hóa Thiên hạ thái bình:
 
- Giới thiệu di sản thơ đồ sộ và rất có giá trị trên di tích Huế- một di sản độc đáo chưa hề gặp ở nơi khác trên thế giới.
 
- Tiếp tục khẳng định những giá trị văn hóa phi vật thể đã được công nhận và hiện nay đang được bảo lưu, kế thừa và phát huy.
 
- Khẳng định một truyền thống văn hóa Việt Nam rực rỡ, tiếp tục vun đắp, xây dựng nền thái bình, thịnh trị, một khát vọng muôn đời của nhân loại. 
 
- Phô diễn và tôn vinh vẻ đẹp của sông Hương.
 
- Là một điểm nhấn trong Festival 2012.
 
Tác giả kịch bản văn học: Phan Thanh Hải, Nguyễn Phước Hải Trung
 
Tổng đạo diễn: Lê Quý Dương 
Đạo diễn nghệ thuật: Trương Tuấn Hải, Ngọc Bình

Chương 1 được bắt đầu với chủ đề Nước ngàn năm văn hiến: Văn hiến thiên niên quốc/Xa thư vạn lý đồ/Hồng Bàng khai tịch hậu/Nam phục nhất Đường Ngu (Nước ngàn năm văn hiến/Thống nhất toàn giang san/Thuở vua Hùng lập nước/Thịnh trị cả trời Nam).hồi 1, câu chuyện được mở ra từ bài thơ ở trung tâm của điện Thái Hòa. Trên sân khấu nổi ở dòng Hương trữ tình, các đèn lồng được dâng từ thấp đến cao theo lời thơ, vũ khúc Bát Dật trang nghiêm cách điệu cùng trời đất, vũ khúc hoa đăng hòa điệu, các lớp hoa đăng được thả xuống dòng Hương như chở niềm mơ ước của muôn dân cùng thiên nhiên, cây cỏ. Chủ đề Thiên hạ thái bình nổi lên trên các bức liễn trong màn pháo hoa khai hội. 

Hồi 2 được nối tiếp bằng bài thơ: Nơi nào xuân đến sớm/Gió đưa xuân về nhanh/Vận thái bình đã mở/Dân cùng vui điềm lành. Chín cụ đồ xuất hiện giữa nền trời, tượng trưng cho tri thức tỏa sáng múa bút đề thơ mừng đất nước vào xuân thái bình. Một đám cưới dân gian hoạt náo sân khấu trong những sắc màu tươi tắn của của ngày xuân. Cảnh thái bình, sắc xuân, và điềm lành trong ý thơ được đồng hiện qua nghệ thuật diễn xướng bằng những diễn xuất giàu chất truyền thống.

Với truyền thống ngàn năm văn hiến, đất nước ta đã về một mối từ Nam Quan đến Cà Mau. Kết thúc chương 1, hồi 3 được khai triển bằng bài thơ: Rực rỡ nền văn hiến/Muôn dân hưởng thái bình/Điềm lành vui ngập lối/Xuân rạng ánh bình minh. Đó là một truyền thống văn hiến được vun đúc qua nhiều thế hệ kẻ sĩ, nhân tài. Các tân tiến sĩ xuất hiện, các lớp múa hát vui tươi chúc mừng có sức gợi về buổi ban yến cho tân tiến sĩ sau khi thi đỗ. Các tầng lớp sĩ, nông, ngư, tiều… theo từng cụm, tạo từng hình khối như tạo thành sức mạnh đoàn kết của muôn dân trong xã hội. Kết thúc chương 1 là sự nhấn mạnh về truyền thống văn hiến của dân tộc.

Nối kết là Chương 2 với chủ đề Muôn dân hưởng thái bình. Tại hồi 4, truyền thuyết kể rằng, mỗi khi chim Phụng hoàng đậu xuống cây ngô đồng thì mang lại thái bình thịnh trị cho đất nước, đó là sự hòa hợp âm dương trong tạo hóa, đất trời. Một bài thơ trên di tích từng nhấn mạnh: Cung cấm rộng đường đón phượng hoàng/Xe trời rồng ngựa lối thênh thang/Yên tĩnh nhạc chuông reo nắng sớm/Điềm lành hạ xuống ngập không gian. 30 lá ngô đồng lớn được kết thành từng cụm, lay nhẹ rồi bay ra từng chiếc uốn lượn trong gió như mời gọi đàn phụng về. Vũ điệu chim phụng hoàng chao liệng, khoe sắc, múa trong cảnh thái bình.

hồi 5, với truyền thống uống nước nhớ nguồn, một khổ thơ của vua Minh Mạng tiếp tục dẫn dắt câu chuyện thái bình bằng một âm sắc trữ tình:

Y ôn niệm chức tồn dư ý/Thực bão tư nông động ngã tâm/Giá sắc gian nan tùng cổ trọng/Vô thời bất dĩ cử vi ngâm (Mặc ấm ghi ơn người dệt vải/ Ăn no nhớ nghĩa kẻ đồng xa/ Bao đời trọng nỗi gian nan ấy/ Chẳng lúc nào ngơi tiếng ngợi ca). Trên nền của tốp múa cách điệu cho tơ bông và đồng lúa, các cụm thợ dệt bên cung cửi đang dệt nắng vàng; các nông phụ thoăn thoắt gặt lúa chín, các nông phu quảy thóc trĩu gió. Tất cả tạo nên một sức sống trong mưa thuận, gió hòa.

Tiếp tục là hồi 6, là một sự trở lại với mùa xuân đất nước (từng xuất hiện ở chương 1) được triển khai từ bài thơ: Dòng Hương bắt nhánh nguồn xa/Đỉnh Ngự hùng vĩ bao la đất trời/ Giang sơn gấm vóc sáng ngời/Nam Bắc hòa gió muôn nơi xuân về. Một tiểu cảnh sàng sảy thóc sau thu hoạch đồng hiện với hò giã gạo gắn kết qua nội dung ca ngợi dòng Hương, con sông tích tụ phù sa làm xanh đồng tốt ruộng qua phần kết của tiết tấu hò hụi: Sắc tươi - duyên thắm Huế ơi!/Xui cho lòng những cảm hoài sông Hương/Nơi đây mảnh đất thân thương/Dòng sông ôm lấy phố phường quê hươngChương 2 được kết tại hồi 6 trong cảnh tươi vui của sông Hương - là chiếc nôi sản sinh những khúc điệu vang ngân trong không gian và thời gian, để nuôi dưỡng một tình yêu lịch sử và thiên nhiên sâu thẳm.

Hồi 7 sẽ nối kết vào Chương 3 với chủ đề Thịnh vượng cả trời Nam. Bài thơ dẫn chuyện khẳng định một sự thịnh trị về văn vật với quy mô của điển chương, điển chế, với sự hội tụ của văn vật, với sự yên vui của trăm họ: Thái bình tân chế độ/Hiên khoát cựu qui mô xưa/Thanh danh văn tụ hội/Xuân phong mãn đế đô (Thái bình trong ngày mới/Mở rộng qui mô xưa/Văn vật cùng tụ hội/Gió xuân tràn kinh đô). 20 tiểu đồng nhí nhảnh cùng tấu khúc đồng dao: ?n m?t b?t c?mĂn một bát cơm/ Nhớ người cày ruộng/Ăn đĩa rau muống/Nhớ người đào ao/?n m?t qu? ??oĂn một quả đào/Nhớ người vun gốc... mở đầu cho hoạt cảnh khai hoang, dựng nhà, trồng cây. Hoạt cảnh này được mô tả cách điệu, có sức gợi về một không khí trù phú, thịnh vượng. Đây còn là một sự nhấn lại phần khai triển truyền thống uống nước nhớ nguồn ở chương 2.   

Tiếp tục, hồi 8 sẽ được mở ra từ bài thơ: Bốn mùa mưa gió thuận/Ươm trong cảnh thái bình/Củng cố nền thống nhất/Công tạo hóa giúp dân. Trên nền nhạc chầu văn, các nghề truyền thống của Huế được cách điệu như chằm nón, làm hoa giấy Thanh Tiên... Sông Hương đã chảy qua thời gian để hình thành nên nhiều làng mạc trù phú, để lại cùng thời gian những làng nghề truyền thống còn lưu giữ đến ngày nay. Cảnh thái bình thịnh trị sẽ được khái quát qua sự xuất hiện của các nghề như thế.

Khép lại chương trình, hồi 9 sẽ là một đại cảnh kết hợp bằng thủ pháp đồng hiện khái quát với các cụm múa sắp đặt về biểu tượng như hoa đăng, cờ quạt, chim phụng hoàng, lồng đèn, hoa lá... 

Sau hàng chục thế kỷ dựng nước và mở nước, Việt Nam đã kiến tạo nên một non sông gấm vóc trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Lớp lớp người Việt con cháu Bác Hồ đã tiếp tục truyền thống cha ông, không tiếc hy sinh xương máu để bảo vệ và giữ gìn Tổ quốc. Đất nước Việt Nam thống nhất, hòa bình và thịnh vượng đã ngày càng hiện thực trong thời đại mới! Câu chuyện Thiên hạ thái bình ngân vọng trong lời dẫn kết tỏa sáng của các lớp pháo hoa nghệ thuật. Với nội dung này, ngoài phần diễn xuất trên sân khấu chính (là một sân khấu nổi trên sông Hương, đoạn bờ sông phía bắc, gần cầu Trường Tiền), phần diễn xuất hỗ trợ trên mặt sông gồm các ghe chở hoa đăng, thả hoa đăng di chuyển, sắp đặt thành những mô-đun khác nhau sẽ tạo nên một bức tranh sinh động trên dòng sông Hương. Ngoài ra, các phần như âm nhạc, khói lửa, pháo hoa, ánh sáng... còn hỗ trợ đắc lực gắn kết với nội dung được triển khai. 

Có thể xem Thiên hạ thái bình là một gạch nối kế tiếp và bắt nhịp cùng Hành trình mở cõi, Huyền thoại sông Hương cũng như một số lễ hội truyền thống cung đình khác đã từng tổ chức trong các dịp Festival trước.

Hải Trung

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top