ClockThứ Ba, 15/04/2014 05:42

Thiên thu còn mãi...

Dưới gốc cổ thụ trên trăm tuổi, trong khu vườn thượng uyển Cơ Hạ (Đại Nội) vốn yên bình lại một lần nữa lung linh, ngân lên những khúc tình ca vượt thời gian của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, với những tên tuổi quen thuộc: Nguyễn Ánh 9, Ánh Tuyết, Ánh Hà, Thụy Long, Quý Bình và ca sĩ nước ngoài Kyo York.
Nhạc Trịnh vang vọng cùng ánh sáng lung linh huyền hoặc dưới bóng cây cổ thụ
Một lần nữa, những ca khúc để đời của người nhạc sĩ tài hoa với Chiều trên quê hương tôi, Hạ trắng, Rơi lệ, Ru đời đi nhé, Em đi bỏ lại con đường... lại lay động người nghe trong không gian huyền hoặc của vườn Cơ Hạ. Với những ca khúc Cuối cùng cho một cuộc tình, Dấu chân địa đàng qua giọng ca thánh thót của ca sĩ Ánh Tuyết và phần đệm đàn piano của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, người nghe như chìm sâu vào cảm xúc cùng giai điệu sâu lắng. Và màn độc tấu piano của Nguyễn Ánh 9 với tình khúc bất hủ Diễm Xưa vẫn thể hiện được phong độ của người nhạc sĩ từng trải. Dù đã qua nhiều lần gắn bó trình diễn với Chút thiên thu còn mãi, nhưng ca sĩ Ánh Tuyết vẫn có những cảm xúc riêng. Vẫn cảm giác thăng hoa, mới mẻ khi đứng trên sân khấu này.
Chị Anh Đào, một khán giả Hà Thành lần đầu đến Festival Huế và lần đầu thưởng thức chương trình Chút thiên thu còn mãi không ngớt lời khen ngợi, sân khấu được chọn biểu diễn quá độc đáo trên một gò đất cao, dưới gốc cây cổ thụ tỏa sáng lung linh, âm thanh vang vọng. Còn với chị Quỳnh Nhi, người con Cố đô Huế dù đã quá một lần thưởng thức, nhưng với không gian rất “ý tưởng” và “có một không hai” như thế, đúng là một tuyệt tác mà chương trình nghệ thuật đã cống hiến cho người xem.
Và chương trình ca nhạc đặc sắc này vẫn tiếp tục ngân vang, cống hiến cho khán thính giả vào 20 giờ mỗi tối ngày 16, 17 và 18/4.
Hoài Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế đã trở thành thương hiệu

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế 1 điểm đến 5 di sản” diễn ra từ ngày 27/4 đến 2/5, là nơi văn hóa trên khắp thế giới hội tụ và giao thoa. Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Festival Huế đã trở thành thương hiệu
Tính cộng đồng được phát huy tối đa

Sau sáu ngày đêm sôi động, với hàng trăm chương trình, lễ hội, suất diễn, Festival Huế lần thứ 10 - năm 2018 đã thành công, tiếp tục khẳng định thương hiệu một lễ hội hàng đầu. Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018.

Tính cộng đồng được phát huy tối đa
Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa
Hơn 220.000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”

Lễ hội “Chợ quê ngày hội” Festival Huế 2018 chính thức bế mạc vào tối ngày 2/5 với chương trình nghệ thuật đặc sắc. Theo ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội đã thu hút hơn 220.000 lượt du khách, trong đó có hơn 12.000 lượt khách quốc tế.

Hơn 220 000 lượt du khách tham gia “Chợ quê ngày hội”
Giới thiệu sách "Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại"

Sáng 2/5, Cơ quan đại diện Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức lễ giới thiệu sách “Tù chính trị câu lưu Côn Đảo (1957 – 1975) – Từ thực tiễn nhìn lại”. Hoạt động diễn ra tại hội trường Đại Học Huế nằm trong nội dung của Festival Huế 2018, nhằm quảng bá văn hóa đọc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ học tập, noi theo.

Giới thiệu sách Tù chính trị câu lưu Côn Đảo, từ thực tiễn nhìn lại
Return to top