ClockThứ Tư, 27/04/2022 11:12

Thừa Thiên Huế xếp thứ 8 toàn quốc về chỉ số PCI năm 2021

TTH.VN - Sáng 27/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021 (PCI 2021) dựa trên khảo sát gần 11.312 doanh nghiệp (hơn 10.127 doanh nghiệp tư nhân và 1.185 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI).

Công bố PCI năm 2019: Thừa Thiên Huế tăng 10 bậcCông bố PCI năm 2019: Thừa Thiên Huế xếp 20/63, thuộc nhóm kháThừa Thiên Huế duy trì chỉ số CPI ở nhóm khá

Người dân đến giao dịch tại Trung tâm Hành chính công tỉnh

Theo đó, Thừa Thiên Huế xếp thứ 8/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng, tăng 9 bậc so với năm 2020. Thừa Thiên Huế có số điểm đánh giá là 69,24 điểm, nằm trong nhóm tốt của toàn quốc. Chỉ số này phần nào cho thấy cộng đồng doanh nghiệp đã ghi nhận những nỗ lực của tỉnh trong việc triển khai các giải pháp nhằm cải cách hành chính hiệu quả và môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng.

Kết quả này có được là nhờ những nỗ lực của tỉnh, luôn duy trì tinh thần chủ động, quyết liệt và đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành.

Đến nay, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng và giải quyết tốt các giao dịch hành chính đối với tổ chức, cá nhân. Các cơ quan quản lý nhà nước; thường xuyên rà soát đơn giản hóa TTHC, hệ thống hóa bộ TTHC, rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết hồ sơ TTHC. Công tác cải cách TTHC gắn với cơ chế một cửa, một cửa liên thông được rà soát, kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng TTHC trong tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý. Việc công khai TTHC trên cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và các phương tiện thông tin đại chúng luôn được chú trọng.

Hiện, tỉnh tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3497/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2022.

Theo Kế hoạch, có 11 sở, ngành cấp tỉnh và 5 đơn vị cấp huyện được UBND tỉnh giao chủ trì rà soát 36 TTHC nhằm kịp thời phát hiện để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ quy định, thủ tục hành chính không cần thiết, không phù hợp, không đáp ứng yêu cầu nguyên tắc về quy định và thực hiện TTHC, hoặc để cắt giảm chi phí về thời gian, tiền bạc của người dân, doanh nghiệp trong việc tuân thủ TTHC; góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng nguồn lực của xã hội.

Tin, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Lễ Vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - VINASA tổ chức ở Hà Nội, “Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế” vinh dự được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024 lĩnh vực quản trị, điều hành.

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024
Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI

Với điểm tổng hợp đạt 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Đây là lần thứ 2 Thừa Thiên Huế quán quân chỉ số này.

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Return to top