ClockThứ Tư, 16/03/2022 06:45

Thúc đẩy phiên tòa trực tuyến

TTH - Vượt khó khăn để tổ chức thực hiện thành công các phiên tòa trực tuyến, là nỗ lực của hệ thống Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh, để thúc đẩy quá trình giải quyết các vụ án đúng hạn luật định, đặc biệt là trong hoàn cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Pháp tăng cường an ninh bảo vệ phiên toà xét xử vụ khủng bố năm 2015Tuyên truyền pháp luật thông qua “Phiên tòa giả định”

Phiên tòa trực tuyến đầu tiên do TAND thị xã Hương Trà thực hiện thành công

Ngày 1/3, TAND thị xã Hương Trà mở phiên xét xử sơ thẩm thành công một vụ án hình sự bằng hình thức trực tuyến. Đây là phiên tòa trực tuyến đầu tiên trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, năm 2021, Quốc hội ra nghị quyết cho phép xét xử trực tuyến, trừ các vụ án liên quan bí mật Nhà nước; nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia; nhóm tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

Theo nghị quyết, phiên tòa trực tuyến được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự tham gia phiên tòa tại điểm ngoài phòng xử án nhưng vẫn đảm bảo trực tiếp theo dõi, tham gia đầy đủ cùng một thời điểm, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng...

Ông Vũ Văn Minh, Chánh án TAND tỉnh cho biết: Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, để đảm bảo xét xử các vụ án đúng thời hạn, giải quyết tình hình án tồn đọng, xét xử trực tuyến là một trong những giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, để thực hiện tốt phiên tòa trực tuyến cần đảm bảo phòng xử án được trang bị hệ thống trực tuyến bao gồm các trang thiết bị điện tử, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin riêng biệt với trang thiết bị công nghệ thông tin thông thường khác của tòa án.

Theo đó, cần phải đảm bảo hệ thống chiếu sáng, hệ thống đường truyền và thiết bị mạng; hệ thống âm thanh (loa, micro, tăng âm, bộ trộn âm thanh); thiết bị hiển thị hình ảnh tại điểm cầu trung tâm và các điểm cầu thành phần phiên tòa trực tuyến; thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình, phần mềm truyền hình trực tuyến; thiết bị camera ghi hình toàn bộ diễn biến phiên tòa, thiết bị lưu trữ dữ liệu; máy chiếu vật thể dùng để trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa…

Theo ông Lê Hữu Nam, Chánh án TAND thị xã Hương Trà, thực tế còn thiếu thốn (hầu như chưa có gì) về cơ sở vật chất, trang thiết bị như yêu cầu, lại là đơn vị thực hiện phiên tòa trực tuyến đầu tiên, do đó ngoài sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức TAND thị xã Hương Trà, còn có sự hỗ trợ, phối hợp (cả về trang thiết bị, kỹ thuật và con người) của TAND tỉnh, Công an, Viện KSND thị xã Hương Trà. Công tác chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, thành công thì phiên tòa mới thành công. Bên cạnh đó, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chuẩn bị kế hoạch xét hỏi chu đáo, cẩn trọng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của phiên tòa trực tuyến.

“Hỏi qua đường truyền, nên câu hỏi đặt ra không thể dài dòng, mà phải thật trọng tâm. Lời nói phải dõng dạc, rõ ràng. Hỏi ngắn gọn nhưng phải đủ và đúng để bị cáo đang ở điểm cầu thành phần dễ hiểu, trả lời vào trọng tâm. Khi đã nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và chuẩn bị chu đáo, thì những tình huống phát sinh tại phiên tòa trực tuyến sẽ được chủ động xử lý ngắn gọn” - Bà Mai Thị Mộng Trinh, Phó Chánh án TAND thị xã Hương Trà, thẩm phán chủ tọa phiên xét xử trực tuyến nêu trên, chia sẻ.

Ông Vũ Văn Minh, Chánh án và ông Nguyễn Quang Huệ Thông, Chánh văn phòng TAND tỉnh thông tin, rút kinh nghiệm từ phiên tòa trực tuyến đầu tiên do TAND thị xã Hương Trà thực hiện, hiện TAND tỉnh đang chuẩn bị, đồng thời có sự phối kết hợp với Công an tỉnh, các đơn vị khác, nỗ lực vượt qua khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị… để sắp tới đưa ra xét xử nhiều phiên tòa trực tuyến.

Về lâu dài, cùng với sự trang bị hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, TAND hai cấp đồng thời sẽ tập huấn, đào tạo cán bộ kỹ thuật để việc xét xử trực tuyến chuyên nghiệp, hiệu quả. Bởi vì phiên tòa xét xử trực tuyến là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong lộ trình xây dựng tòa án điện tử, đáp ứng cải cách tư pháp, thúc đẩy quá trình giải quyết công việc của tòa án.

Bài: Quỳnh Anh

Ảnh: TAND tỉnh cung cấp

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID: Nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí

Cùng với Hà Nội, từ 22/4 – 22/6/2024, tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp (LLTP) trên trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID cho công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2. Việc này nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân.

Cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID Nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí
Dịch vụ tốt sẽ thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh

Dù là xu hướng của tương lai, song để chuyển đổi giao thông xanh không phải là điều đơn giản. Ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Thừa Thiên Huế đã có những trao đổi về chiến lược của tỉnh trong lĩnh vực này.

Dịch vụ tốt sẽ thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

TIN MỚI

Return to top