ClockThứ Bảy, 24/09/2022 16:35

Thuốc lá điện tử - đừng thử dù chỉ một lần

TTH - “Nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc hay thuốc lá điện tử, đừng thử dù chỉ một lần. Thuốc lá điện tử không an toàn cho thanh thiếu niên, thanh niên, phụ nữ có thai hoặc người lớn không sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá. Các nhà khoa học vẫn có nhiều vấn đề để nghiên cứu về việc liệu thuốc lá điện tử có hiệu quả trong hỗ trợ cai thuốc hay không”. Đó là điều mà các chuyên gia y tế khuyến cáo cộng đồng trong nỗ lực phòng, chống tác hại của thuốc lá.

WHO lưu ý tác động môi trường “nghiêm trọng” từ thuốc láThuốc lá điện tử len lỏi vào học đườngNên cấm thuốc lá điện tử dưới mọi hình thức

Tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá. Ảnh: Tư liệu truyền thông

Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử tăng 18 lần

Số liệu điều tra của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá tại thời điểm năm 2020 cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong cộng đồng tăng 18 lần so với năm 2015 (từ 0,2% lên 3,6%). Trong đó, nam giới tăng 14 lần, nữ giới tăng 10 lần.

Theo PGS. TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá ngày càng cao. Hơn 96% người được hỏi trong trong khảo sát năm 2020 tin rằng hút thuốc lá gây ung thư phổi. 87,7% tin rằng hít phải khói thuốc của người khác cũng bị mắc các bệnh lý nghiêm trọng. 65,2% người dân đã từng nghe tới Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, biết được các địa điểm được quy định cấm hút thuốc theo luật. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá vẫn đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia lợi dụng bối cảnh dịch COVID-19 thực hiện nhiều hoạt động nhằm làm suy yếu việc xây dựng và thực thi các chính sách phòng, chống tác hại thuốc lá. Đồng thời, tăng cường tiếp thị các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong giới trẻ và thực hiện các hoạt động nhằm trì hoãn việc tăng thuế thuốc lá.

Thuốc lá điện tử được hiểu là các thiết bị điện tử sử dụng pin để làm nóng dung dịch có chứa nicotine và các chất hóa học khác, đựng trong ống/bình chứa dùng một lần hoặc có thể tái nạp khí cho người sử dụng hít vào. Với tính chất có chứa nicotine và cách sử dụng là hít vào, thuốc lá điện tử được xem là một sản phẩm thuốc lá theo quy định của Nghị định 67/2013/NĐ-CP.

Những hệ lụy khôn lường

Thuốc lá thuốc lá điện tử (cùng với thuốc lá nung nóng) là loại thuốc lá thế hệ mới. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các sản phẩm thuốc lá truyền thống hay thế hệ mới đều độc hại đối với sức khỏe và cho đến nay, ngày càng có nhiều bằng chứng liên quan thể hiện những tác hại của chúng.

Gần đây nhất là câu chuyện của hai nam sinh (được xác định ở Hà Tĩnh) bị ảo giác trong lớp vì hút thuốc lá điện tử. Hình ảnh từ clip cho thấy, đang ngồi trong lớp thì hai nam sinh bỗng lên cơn co giật, miệng liên tục la hét, nói không rõ tiếng ngay tại lớp học. Sau đó, tại cơ quan công an, hai nam sinh cho biết được bạn cho hút thuốc lá điện tử rồi bị say, gây ảo giác.

Hay mới đây, Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận nữ bệnh nhân 20 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, suy tim, tổn thương não lan tỏa tất cả các vị trí, tổn thương gan… Nguyên nhân được xác định do bệnh nhân ngộ độc một chất ma túy thế hệ mới có trong thuốc lá điện tử. Hàng tuần, Trung tâm Chống độc đều tiếp nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc khác sau khi sử dụng thuốc lá điện tử như kích thích tăng cường ảo giác, tăng huyết áp, tụt huyết áp, yếu cơ, suy tim, suy thận…

Theo PGS. TS. Phan Thu Phương - Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cả thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng đều có chứa các thành phần hóa chất rất độc hại cho sức khoẻ, nhiều hóa chất tương tự như thuốc lá truyền thống, nhiều hóa chất khác với thuốc lá truyền thống. Chất nicotine trong đó là chất gây nghiện mạnh, làm cho người sử dụng sẽ trở nên phụ thuộc vào sản phẩm. Việc sử dụng chúng có thể dẫn đến hoặc duy trì việc sử dụng các sản phẩm có chứa nicotine khác, bao gồm cả thuốc lá, cũng như tăng nguy cơ sử dụng rượu, ma túy và các chất gây nghiện khác. Nicotine có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ ở lứa tuổi thanh thiếu niên và thậm chí có thể gây tổn thương bào thai. Khói thuốc lá thế hệ mới có chứa các chất gây ung thư, làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày… ở người sử dụng chúng.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị kiểm soát thuốc lá toàn cầu nỗ lực ngăn chặn giới trẻ nghiện thuốc lá

Hội nghị các bên lần thứ 10 về kiểm soát thuốc lá giữa các quốc gia trên toàn cầu (COP 10) sẽ khai mạc tại Panama vào ngày 5/2 tới, nhằm ngăn chặn hậu quả có hại của việc hút thuốc, trong bối cảnh các công ty thuốc lá đang tìm mọi cách để thu hút nhiều người dùng hơn - bao gồm cả trẻ em - bằng các sản phẩm gây nghiện.

Hội nghị kiểm soát thuốc lá toàn cầu nỗ lực ngăn chặn giới trẻ nghiện thuốc lá
WHO: Số người sử dụng thuốc lá tiếp tục giảm trên toàn cầu

Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 17/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một tín hiệu vui khi số người sử dụng thuốc lá tiếp tục giảm, bất chấp những nỗ lực của ngành gây nguy hại cho tiến trình loại bỏ thuốc lá và các sản phẩm tương tự khác.

WHO Số người sử dụng thuốc lá tiếp tục giảm trên toàn cầu
Mối nguy hại từ thuốc lá điện tử ngụy trang

Thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, đầy tinh vi trông như hộp sữa đồ chơi…, thậm chí được sử dụng như một món trang sức được các bạn trẻ chuyền tay nhau chia sẻ. Đây chính là mối nguy cơ tiềm ẩn dưới vỏ bọc “hộp sữa” – thuốc lá điện tử (TLĐT).

Mối nguy hại từ thuốc lá điện tử ngụy trang
Điều trị COPD hiệu quả, phải bỏ hút thuốc

Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Có 15% người hút thuốc lá mắc COPD và 90% người mắc COPD có tiếp xúc với thuốc lá. Ở Bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế, mỗi năm có hơn 4.000 người đến khám, chữa bệnh, trong đó có nhiều người hút thuốc và nhiều người bị các bệnh về phổi do nguyên nhân này.

Điều trị COPD hiệu quả, phải bỏ hút thuốc

TIN MỚI

Return to top