ClockThứ Bảy, 02/04/2022 06:15

Tiếp tục các phương án ứng phó mưa lũ

TTH - Mưa lũ những ngày qua đã gây thiệt hại ở một số địa phương, công tác khắc phục, ứng phó thiên tai đang được tích cực triển khai.

Đề phòng lũ quét, sạt lở đấtChủ động tiêu úng, bảo vệ lúa đông xuânSẵn sàng phương tiện ứng phó mưa lũCông điện chỉ đạo ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất

Các lực lượng hỗ trợ người dân Vinh Hiền (Phú Lộc) sửa chữa lại nhà cửa hư hỏng do gió lốc

Ông Nguyễn Tam, Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền (Phú Lộc) cho biết, UBND huyện Phú Lộc đã huy động lực lượng quân sự, biên phòng, dân quân tự vệ cùng các đoàn thể hỗ trợ người dân lợp lại mái nhà bị hư hại do gió lốc và trục vớt thuyền, ghe ghọ của người dân bị chìm trên đầm phá.

Sáng cùng ngày, UBND huyện Phú Lộc đã kiểm tra công tác khắc phục thiên tai tại Vinh Hiền và sẽ có phương án hỗ trợ cho người dân.

Trước đó, vào lúc 14 giờ ngày 31/3 trên địa bàn xã Vinh Hiền xảy ra trận lốc xoáy làm tốc mái 30 ngôi nhà, chìm 7 chiếc thuyền, ghe ghọ trên đầm phá của người dân các thôn Hiền An 1, Hiền An 2 và Hiền Vân 2. Lốc xoáy cũng làm 4 người dân bị thương do nhà cửa bị tốc mái, rơi trúng vào người. Theo các hộ dân bị thiệt hại, trận lốc xoáy diễn ra rất nhanh, rất may trên các tàu thuyền người dân không trú lại nên không có thiệt hại về người.

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên từ ngày 31/3 đến ngày 1/4 tại Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa to, mưa rất to trên diện rộng. Tổng lượng mưa ở các huyện A Lưới, Nam Đông và Phú Lộc phổ biến 120-290mm, một số nơi cao hơn như Hồ A Lá 312mm, Tà Lương 350mm, A Lưới 367.8mm, Hương Phú 398mm, Hương Sơn 436mm, Hương Nguyên 453mm, Nam Đông 464 mm. Dự báo từ ngày 1-3/4, trên đất liền tỉnh ta tiếp tục có mưa vừa, mưa to, rải rác mưa rất to và dông; trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Tổng lượng mưa dự báo cho cả đợt phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm.

Các lực lượng chức năng, địa phương đã chủ động triển khai công tác ứng phó mưa lũ. Ngày 1/4, có 9 phương tiện/50 lao động ra cửa biển. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã kêu gọi vào đậu ở cảng Sa Kỳ - Quảng Ngãi 5 phương tiện/32 lao động, ở Cù Lao Chàm 4 phương tiện/18 lao động.

Công ty TNHHNN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế phối hợp với các địa phương có phương án vận hành các công trình thuỷ lợi, cống qua đê để bảo vệ diện tích sản xuất vụ đông xuân 2021-2022.

Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản, các địa phương hướng dẫn người dân gia cố đảm bảo an toàn cho các lồng, bè trên sông, đầm phá và các ao, hồ nuôi thủy sản cao triều, hạ triều ven biển. Kiểm tra một số công trình kè sông, kè biển, hồ chứa nước thủy lợi đang thi công trên địa bàn tỉnh để triển khai ứng phó với mưa lũ. Các địa phương thường xuyên theo dõi diễn biến của mưa lớn để di dời, sơ tán dân tại các vị trọng điểm xung yếu có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Tại cuộc họp trực tuyến ứng phó thiên tai do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương khẳng định, đối với đợt mưa lũ lần này, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã chỉ đạo các địa phương nghiêm túc thực hiện các nội dung tại Công văn số 171/VPTT ngày 30/3 của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về PCTT về ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Đồng thời, đã kịp thời có các công lệnh yêu cầu điều tiết vận hành hồ chứa thủy điện, thủy lợi Hương Điền, A Lưới, A lin B1 nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương không được chủ quan, triển khai phương án nhằm chủ động ứng phó mưa lũ. Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để triển khai ứng cứu khi có yêu cầu.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn
Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô

Nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN), phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tổ chức nạo vét kênh mương, hệ thống thủy lợi, xây dựng lại cơ cấu cây trồng để thích ứng kịp thời trong điều kiện khô hạn và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng vùng đất.

Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô
Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Return to top