ClockThứ Sáu, 15/01/2021 15:11

Tiếp tục kêu gọi toàn xã hội trợ giúp nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin

TTH.VN - Sáng 15/1, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết Chỉ thị 43 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tổng kết hoạt động công tác Tỉnh hội năm 2020 và triển khai các hoạt động kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam Việt Nam (10/8/1961- 10/8/2021).

Trao 30 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxinGiúp nạn nhân chất độc da cam thoát nghèoDi chứng da cam và nỗi đau còn đó

Huy động mọi nguồn lực, xã hội hóa để chăm sóc, giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho nạn nhân và gia đình nạn nhân nhiễm chất độc hóa học 

Đến nay, toàn tỉnh có 2.351/3.999 người bị nhiễm chất độc hóa học (CĐHH) còn sống đang hưởng trợ cấp hàng tháng (trực tiếp 1.510, gián tiếp 841); có 15.850 người bị phơi nhiễm.

Ngoài thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước, Thường trực Tỉnh hội đã phối hợp các ngành liên quan và chỉ đạo các Huyện hội chủ động tranh thủ các ngành, kêu gọi vận động các tổ chức trong và ngoài nước, cá nhân hảo tâm để giúp đỡ, hỗ trợ, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, cho vay vốn... cho nạn nhân, gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin vượt qua khó khăn.

Từ năm 2016 đến cuối tháng 5/2020, Hội NNCĐ da cam/dioxin các cấp đã tranh thủ, kêu gọi, vận động được hơn 5,4 tỷ đồng để hỗ trợ cho 16.316 lượt nạn nhân CĐHH, làm mới 15 ngôi nhà, sửa chữa 5 ngôi nhà tình nghĩa cho nạn nhân. Riêng trong năm 2020 đã vận động và hỗ trợ chăm sóc nạn nhân với tổng số tiền hơn 2,56 tỷ đồng. 

Các cấp hội cũng đã phối hợp triển khai các dự án trồng cây bồ kết xung quanh sân bay A So (A Lưới), thực nghiệm tẩy độc dioxin trong đất tại sân bay A So; khám chữa bệnh; nuôi bò, nuôi gà, nuôi dê...

Trong thời gian tới, ngoài đẩy mạnh xã hội hoá, vận động các nguồn lực ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân CĐHH trên địa bàn tỉnh, Tỉnh hội kiến nghị đẩy nhanh tiến độ dự án tẩy độc vùng sân bay A So; sớm triển khai dự án xây dựng Khu chứng tích chiến tranh hoá học ở Việt Nam tại A Lưới; bổ sung, hoàn chỉnh quy định việc xác nhận, công nhận, giải quyết các trường hợp tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH phù hợp với điều kiện thực tế, kể cả thế hệ thứ 3, thứ 4 của họ. Sớm triển khai dự án "Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại 8 tỉnh bị phun rải chất độc da cam", trong đó có Thừa Thiên Huế...

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thảm họa thiên nhiên thúc đẩy kêu gọi tăng cường bảo hiểm toàn cầu

Tạp chí Nikkei Asia ngày 9/11 cho hay, trong bối cảnh các thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng ngày càng phổ biến do biến đổi khí hậu, các cơ quan tài chính từ nhiều quốc gia khác nhau mong muốn có thêm nhiều cá nhân được bảo hiểm trên toàn thế giới, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế.

Thảm họa thiên nhiên thúc đẩy kêu gọi tăng cường bảo hiểm toàn cầu
Hồi sinh cho vùng "rốn da cam" sân bay A So

Vùng “rốn da cam” là cái tên mà nhiều người đã quan ngại gọi khi nhắc tới khu vực sân bay A So, huyện A Lưới. Chỉ riêng xã Đông Sơn đã có hàng chục nạn nhân nhiễm chất độc da cam, đất đai nhiễm độc nên cây trồng, vật nuôi cũng bị ảnh hưởng. Từ khi Bộ Quốc phòng khởi công dự án xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So, người dân nơi đây vừa mừng, vừa mong ngóng A So sẽ khác hơn khi chất độc được tẩy sạch.

Hồi sinh cho vùng rốn da cam sân bay A So
Đồng lòng, đoàn kết giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam

Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023 của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Thừa Thiên Huế, tuy đã có nhiều khó khăn nhưng hoạt động của các cấp hội trên địa bàn tỉnh vẫn được duy trì và đã đạt được một số kết quả đáng kể.

Đồng lòng, đoàn kết giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam
Return to top