ClockThứ Năm, 08/07/2021 06:41

“Tính đường” để khởi nghiệp từ nông nghiệp hiệu quả

TTH - Ngày càng có nhiều đơn vị, cá nhân mạnh dạn khởi nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên kinh nghiệm từ những người đi trước, đây là lĩnh vực mà ý tưởng và lòng đam mê vẫn chưa đủ, cần phải tính đường dài.

Tìm kiếm cơ hội đầu tư FarmstayNhiều hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong sinh viên Nông lâm

Đa dạng mẫu mã và nâng cao chất lượng dầu tràm Hoa Nén đã được thị trường gần xa tin dùng

Chất lượng, uy tín dẫn đến thành công

Từ năm 2015, xuất phát từ kinh nghiệm chưng cất thủ công gia đình, Công ty TNHH MTV sản xuất tinh dầu Hoa Nén (Hoa Nén) xây dựng thương hiệu tinh dầu tràm đưa ra thị trường. Gần đây, ngoài việc đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến, đơn vị này còn xây dựng bảo tồn, phát triển vùng nguyên liệu 10ha ở xã Phong Sơn (Phong Điền) theo hướng VietGAP để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào.

Cùng với việc chú trọng quy trình kiểm soát nguyên liệu đầu vào, Hoa Nén đã đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng, mẫu mã được ban, ngành chức năng xác nhận; đồng thời đăng ký, sử dụng mã vạch do Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (GS1 Vietnam) cấp, có tem chống giả... nên sản phẩm của công ty được khách hàng tin dùng.

Anh Trương Văn Bắc, Giám đốc Công ty Hoa Nén chia sẻ, có được thành công như hiện tại, đơn vị trải qua không ít khó khăn, nhất là thời gian đầu phải kiên trì thực hiện các công đoạn, chứng minh chất lượng sản phẩm bằng thực tế... Đơn cử như từ nguyên liệu đầu vào, người đứng đầu đơn vị đến tận nơi hướng dẫn cho bà con cách trồng và chăm sóc mới theo quy trình VietGAP, ít bón phân và không phun thuốc nhưng vẫn đạt năng suất cao.

“Để DN phát triển bền vững phải tính toán chiến lược lâu dài; trong đó uy tín và chất lượng sản phẩm là cốt lõi, là nền tảng đưa sản phẩm vào thị trường lớn”, anh Bắc nói.

Năm 2019, anh Lê Đình Đức chọn vùng cát ở Lương Viện, Phú Đa, Phú Vang lập trang trại VAC với diện tích hơn 11 nghìn m2. Qua những năm tháng ăn ngủ trên vùng cát Lương Viện, đến nay trang trại này được xem hình mẫu ở huyện Phú Vang, với 3 khu nuôi gia cầm khép kín, với gần 8 nghìn con gà; trong đó lúc nào cũng có hơn 50% gà thịt để cung cấp cho thương lái.

Ngoài ra có gần 100 con ngỗng, ngan nuôi lấy giống. Từ năm 2019 đến nay, riêng gà, ngan, ngỗng gia đình thu lãi không dưới 500 triệu đồng. Mong muốn của anh Đức hướng đến xây dựng thương hiệu “thịt gà tươi đóng gói” ra thị trường xa.

Không riêng cá nhân anh Đức mà nhiều đơn vị, nhà khởi nghiệp khi dấn thân vào lĩnh vực nông nghiệp đều xác định đoạn trường gian nan, nhưng khi gặt hái được quả ngọt thì sẽ bền vững.

Tháo gỡ các nút thắt

Theo lãnh đạo Sở NN & PTNT, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có tiềm năng để dấn thân vào khởi nghiệp, phát triển các dịch vụ kinh tế liên quan đến nông nghiệp. Hiện toàn tỉnh có gần 250 trang trại; trong đó có 14 trang trại DN và khoảng hơn 218 HTX nông nghiệp. Tuy nhiên, các DN khởi nghiệp, DN nhỏ và vừa đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế, nhất là trang trại gia đình.

Trong đó, sự hỗ trợ kỹ thuật, khoa học công nghệ cho các dự án, DN khởi nghiệp chưa kịp thời, thiếu thông tin kết nối giữa DN, HTX khởi nghiệp. Nhiều mô hình khởi nghiệp đầu tư kỹ thuật, khoa học công nghệ vào sản xuất chưa đồng bộ nên hiệu quả chưa cao; nhiều trường hợp mới chỉ áp dụng những thứ có sẵn, tạo lợi thế ban đầu, chưa thiết lập được kênh phân phối, chưa xây dựng được chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ...

Theo các DN, chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho ngành nông nghiệp tuy không thiếu, nhưng thường vẫn còn độ “chênh” khi áp dụng vào thực tế nên hiệu quả chưa như mong muốn. Trong đó, vấn đề thủ tục hành chính còn phức tạp cũng khiến nhiều DN e dè tiếp cận.

Giám đốc Công ty TNHH MTV sản xuất tinh dầu Hoa Nén chia sẻ, những chính sách hỗ trợ của Nhà nước rất tốt với DN. Tuy nhiên, nguồn vốn hỗ trợ chỉ chiếm một phần rất nhỏ, chưa động viên, kích thích DN mạnh dạn đầu tư sản xuất.

Để thúc đẩy khởi nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp, gần đây Thừa Thiên Huế đã có những động thái mạnh mẽ hỗ trợ DN, đơn vị, cá nhân. Trong đó, tỉnh đã chủ động xây dựng các chính sách hỗ trợ, như đề án hỗ trợ cho DN nhỏ và vừa đến năm 2025, với nhiều nội dung, như bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực, quản trị DN; hỗ trợ theo đề án Cố đô khởi nghiệp, đề án đổi mới sáng tạo công nghệ 2020-2030...

Những tiếp cận mới này từ phía địa phương được kỳ vọng sẽ tạo động lực thu hút, thúc đẩy ngày càng nhiều cá nhân, DN mạnh dạn đầu tư vào khởi nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024, vào các ngày 26, 27, 28, 29 tháng 6. Như vậy, chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa, các em học sinh sẽ bước vào kỳ thi quan trọng đánh dấu ngưỡng cửa bước vào tương lai.

Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top