ClockThứ Bảy, 28/04/2018 22:09

Tỏa sáng ngàn năm văn hóa Việt

TTH.VN - “Văn hiến kinh kỳ” chính thức trình làng Festival Huế 2018 đêm diễn đầu tiên vào tối 28/4 tại sân điện Cần Chánh – Đại Nội. 20 giờ “Văn hiến Kinh kỳ” mới chính sáng đèn và lên nhạc nhưng bên dưới sân khấu sân điện Cần Chánh, hơn một ngàn khán giả đã chen kín từ sớm và đón chờ rất trật tự.

Mãn nhãn với lễ hội đường phốVăn hiến kinh kỳ chờ ngày ra mắtVăn hiến kinh kỳ, nơi văn hóa Việt hội tụ và tỏa sáng

Pháo hoa mở màn "Văn hiến kinh kỳ"

Hơn 400 diễn viên chuyên và không chuyên dẫn dắt khán giả của “Văn hiến kinh kỳ” câu chuyện sử thi về lịch sử hào hùng về đất nước Việt Nam trong thế kỷ XIX, qua 3 chương, gồm: Thống nhất giang sơn, Đất nước thái bình và Ngàn năm văn hiến.

“Cố đô Huế là nơi ẩn chứa biết bao ký ức về triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam. Kể từ năm 1802 đến năm 1945, triều Nguyễn trải qua gần 150 năm tồn tại và để lại cho hậu thế một phức hệ di sản với nhiều loại hình phong phú. “Văn hiến kinh kỳ” là câu chuyện xâu chuỗi những sự kiện lịch sử để làm nổi bật 5 di sản văn hóa của Cố đô Huế: Quần thể kiến trúc cung đình Huế, Nhã Nhạc, Mộc bản, Châu bản và Thơ trên kiến trúc cung đình Huế” – Vở diễn bắt đầu hành trình dẫn dắt người xem đi qua các “miền di sản”.

Hành trình xây dựng Kinh đô

Clip: Quang Thiều - Minh Quân

Bằng thủ pháp đồng hiện, các chương, hồi của vở diễn được kết nối liên tục với âm nhạc, ánh sáng, hát, múa... để tỏa sáng những tinh hoa di sản theo dòng phát triển theo lịch sử. Bắt đầu từ vó ngựa trường chinh của vua Gia Long bôn ba khắp nơi tìm cách thống nhất đất nước, đến giang sơn thống nhất, xây dựng kinh đô, phát triển các giá trị văn hóa tinh thần, thực thi chủ quyền lãnh thổ... 

Clip: Quang Thiều - Minh Quân

Hải đội Hoàng Sa – niềm tự hào trong sử Việt khi thực thi những nhiệm vụ xác lập chủ quyền về hải đảo cũng được kể trong Văn Hiến Kinh Kỳ. Ở ngay trên sân khấu rất gần ấy, những mối hiểm hoạ của biển khơi luôn ẩn chứa trong tâm thức và trên hành trình của đội hùng binh thêm một lần “dậy sóng”. Nhưng họ đã quả cảm vượt qua mọi gian nguy để hoàn thành sứ mệnh:

          “Kia Hoàng Sa hùng thiêng hải đảo

          Đội hùng binh chẳng ngại gian nguy

          Vững tay chèo hướng lên phía trước

          Nghe đâu đây sóng biển vọng vang về…”

Clip: Quang Thiều - Minh Quân

Trong khoảnh khắc ấy, mặc hiệu ứng áng sáng chấp chới, mặc âm nhạc vọng đưa tiếng sóng biển ầm ào, nỗi xúc động vẫn khó nén trong rất nhiều dòng cảm xúc của độc giả. Chị Trương Thị Ly Ly chia sẻ: “Rất khó để có thể hiểu ngay và hiểu hết những thông điệp được kể, nhưng nhìn thấy cảnh những anh lính gồng mình vượt sóng, đối diện với cái chết trong gang tấc, tôi thấy mình may mắn”.

Tự hào về đất nước ngàn năm văn hiến, về nòi giống con Lạc cháu Hồng nối tiếp cùng nhau dựng nước và giữ nước, muôn ngàn áng thơ văn của các nhân sĩ đã được các vương triều Nguyễn chọn lựa chạm khắc trên cung điện nhắc nhớ con cháu đời sau:

          “Nước ngàn năm văn hiến

          Thống nhất toàn giang san

          Từ buổi đầu lập quốc

          Đã thịnh trị trời Nam”

Theo thời gian, bao thịnh suy, hưng phế đều tan hoà quá vãng, nhưng vẫn đọng lại trong cõi đất trời một nền Văn hiến rực rỡ đến ngàn năm.  Đó cũng thông điệp một lần nữa được nhắc nhớ trong Văn Hiến Kinh Kỳ, thay lời kết ở chương 3 "Ngàn năm văn hiến".

Clip: Quang Thiều - Minh Quân

 “…Truyền thuyết kể rằng, mỗi khi chim phụng hoàng đậu xuống cây ngô đồng thì đất nước sẽ được thái bình thịnh trị. Nước Việt Nam qua tiến trình mở cõi đã thống nhất giang san gấm vóc. Thiên hạ yên vui, muôn dân trăm họ ấm no, hạnh phúc. Ấy là những điểm lành đang mở lối…” – Một trong rất nhiều thông điệp đẹp tỏa sáng trong Văn Hiến Kinh Kỳ với hình ảnh con chim phụng hoàng kiêu sa vẫy cánh. Ngô đồng đang mùa bung nở, tinh tế mà ngào ngạt cả Hoàng cung. Mong điềm lành lan tỏa khắp nhân gian.

Clip: Quang Thiều - Minh Quân

Những hình ảnh tại chương trình "Văn hiến Kinh kỳ" tối 28/4:

Hải đội Hoàng Sa vượt biển

Chấn hưng binh bị

Điềm lành mở lối, đất nước thanh bình

Công chúa hạnh phúc trong ngày cưới

"Đốt pháo"  mừng hạnh phúc công chúa

Tự hào Mộc bản

"Những bàn tay vàng" làm nên bảo vật Cửu đỉnh

Lung linh điệu Lục cúng hoa đăng

Toàn cảnh hồi cuối của "Văn hiến kinh kỳ ".

Đồng Văn - Đăng Tuyên - Thanh Toàn (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những mùa hoa tháng 3

Từ bên trong hoàng cung cho đến những tuyến đường thơ mộng ngoài phố, tháng 3 là thời điểm những loài cây cho hoa rực rỡ, tô điểm cho Huế thêm phần duyên dáng và thơ mộng.

Những mùa hoa tháng 3
Vì sao đạo diễn Victor Vũ chọn cây cô đơn ở làng Hà Cảng?

Đạo diễn Victor Vũ cho hay: "Khi chọn một gốc cây chứa đựng nhiều kỉ niệm ấu thơ, tôi không muốn tìm đến một cây cổ thụ sum sê già cỗi. Tôi muốn nhấn mạnh vào yếu tố lãng mạn và chất thơ, đó là lý do tôi chọn cây cô đơn...

Vì sao đạo diễn Victor Vũ chọn cây cô đơn ở làng Hà Cảng
Ngắm bộ sưu tập áo dài mang tên "Văn hiến kinh kỳ"

Bộ sưu tập của nhà thiết kế (NTK) Viết Bảo sẽ được trình diễn giới thiệu trước công chúng tại Lễ hội Áo dài Huế 2019 với chủ đề Áo dài trên con đường di sản trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2019 tổ chức từ ngày 26/4 – 2/5

Ngắm bộ sưu tập áo dài mang tên Văn hiến kinh kỳ
Đường hoa sẽ tôn vinh vẻ đẹp Huế

Nhắc đến Huế, người ta thường liên tưởng một số loài cây cho hoa đặc trưng như ngô đồng, hoàng mai, phượng vỹ… Những năm gần đây xuất hiện một số loại cây cho hoa mới, trên một số tuyến đường. Đề án “Huế bốn mùa hoa” nhận được rất nhiều sự quan tâm, có ý kiến đồng thuận nhưng có những góp ý cân nhắc, tất cả cũng chung tâm huyết: Để Huế đẹp hơn!

Đường hoa sẽ tôn vinh vẻ đẹp Huế
Return to top