ClockThứ Sáu, 17/06/2022 14:47

Trải nghiệm văn hóa Huế theo hướng giáo dục STEAM của hai bạn trẻ

Xây dựng mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Huế và NamyangjuCơ hội phát triển du lịch làng quê

Khôi Nguyên - Hương Giang, hai bạn trẻ đạt giải Triển vọng Khoa học Kỹ thuật Quốc gia 2022

Cùng “mê” tìm hiểu văn hóa Huế, đôi bạn cùng lớp Dương Hoàng Hương Giang và Nguyễn Đức Khôi Nguyên (học sinh lớp 10 Trường THPT Thuận Hóa). Nguyên và Giang nhanh chóng tìm cho mình một sân chơi và Câu lạc bộ Trải nghiệm Văn hóa Huế ra đời.

Hương Giang và Khôi Nguyên chọn “Tổ chức hoạt động của CLB Trải nghiệm văn hóa Huế theo hướng giáo dục STEAM ở Trường THPT Thuận Hóa, thành phố Huế” làm đề tài tham gia Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2022. Để bắt đầu, Nguyên và Giang khảo sát thực trạng “nhu cầu tìm hiểu di sản văn hóa Huế” của học sinh Trường THPT Thuận Hóa. Gần như toàn bộ những người tham gia đều hứng thú là động lực để hai bạn trẻ tin tưởng vào việc mình đang làm.

Phương pháp STEAM (Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kỹ thuật, Art – Nghệ thuật, Mathematics – Toán học) là phương pháp giáo dục mới, được thí điểm tại Việt Nam. Ngay cả một số trường mạnh dạn cũng chỉ vận dụng STEM (không có yếu tố nghệ thuật) vào các môn khoa học xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc các em chính là người đầu tiên vận dụng STEAM vào hoạt động CLB. Đó cũng là lý do giúp đề tài của các em đã đạt được giải triển vọng trong cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia năm 2022.

Để có thể hoàn thành tốt đề tài rất mới này, Hương Giang và Khôi Nguyên đã phải lên kế hoạch và chuẩn bị rất kỹ cho những hoạt động của câu lạc bộ. Khó khăn nhất là phải tạo ra sự liên kết giữa các môn học có sự khác biệt lớn và áp dụng vào hoạt động của CLB. Được hỗ trợ của một số thành viên khác, hai bạn trẻ tổ chức thành công nhiều buổi tham quan trực tiếp, tham quan trực tuyến trong mùa dịch cho CLB. Các em còn tổ chức các cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa Huế, thi sáng tác sản phẩm quảng bá di sản văn hóa Huế… tạo sự trải nghiệm hấp dẫn, tạo động lực học tập tích cực cho bạn bè.

Một trong những sản phẩm đặc biệt nhất của đề tài là chương trình phát thanh học đường, giới thiệu di sản văn hóa Huế. Do xây dựng công phu, chất lượng nên chương trình có giá trị làm nguồn học liệu, phục vụ cho việc dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thông, giúp mở rộng kiến thức và những giá trị của di sản văn hóa Huế. Các bạn còn tổ chức triển lãm thành quả hoạt động CLB, tạo cơ hội để thành viên trưng bày và giới thiệu cho học sinh toàn trường về thành quả hoạt động trải nghiệm, các dự án, sản phẩm các cuộc thi… theo cả hai hình thức trực tiếp và online.

CLB Trải nghiệm Văn hóa Huế không chỉ giúp các bạn cùng trường hiểu hơn về văn hóa Huế với những sản phẩm như tranh ảnh, video clip, file âm thanh, poster, trò chơi online… còn góp phần tiết kiệm chi phí và công sức trường khi có thể giảm mua sắm, thiết kế học liệu, thiết bị dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục. Các em cũng tăng cường hiệu quả của việc quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế đến du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ.

Dương Hoàng Hương Giang cho biết: “Lên ý tưởng thì thấy dễ, khi làm mới thấy cũng rất nhiều khó khăn. Bắt tay vào làm chúng em mới biết, sử dụng những kiến thức liên môn cũng có cái khó. May nhờ có sự ủng hộ của các thành viên CLB, gia đình, nhà trường và cô Thủy (giáo viên hướng dẫn của đề tài) và quyết tâm thực hiện đam mê nên chúng em mới có thể hoàn thành được đề tài”. Và, như một sự đền đáp, “Tổ chức hoạt động của CLB trải nghiệm văn hóa Huế theo hướng giáo dục STEAM ở Trường THPT Thuận Hóa, thành phố Huế” đã đạt giải nhì ở cả hai cuộc thi khoa học kỹ thuật tỉnh....

Bài, ảnh: Phạm Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Khám phá AI với nhiếp ảnh Nghệ thuật và Thương mại

Chiều 7/4, tại Khoa Báo chí – Truyền thông Trường đại học Khoa học đã diễn ra hội thảo “Nhiếp ảnh thương mại trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo” do trường phối hợp Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức và được tài trợ bởi công ty chuyên sản xuất về thiết bị chụp hình Yongnuo.

Khám phá AI với nhiếp ảnh Nghệ thuật và Thương mại
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

TIN MỚI

Return to top